Khái niệm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 32)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Phát triển nguồn nhân lực là một khái niệm được sử dụng rộng rãi hiện nay. Xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau nên đã có nhiều khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Theo cách hiểu thông thường, phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ số lượng ít đến số lượng nhiều, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, từ trình độ thấp đến trình độ cao. Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lại cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội.

và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử… Do đó, phát triển nguồn nhân lực du lịch đồng nghĩa với nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực du lịch về mọi mặt: Thể lực, trí lực, nhân cách, đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước [2, tr.103].

Phát triển thể lực là phát triển thể chất của con người, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng, thị lực, thính giác, sức mạnh cơ bắp, tuổi thọ, khả năng làm việc dẻo dai... Phát triển trí lực là sự phát triển về trí tuệ, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng kỹ xảo, kinh nghiệm làm việc được tích lũy qua quá trình tiếp cận với thực tế. Phát triển nhân cách hay còn gọi là phát triển năng lực phẩm chất của người lao động. Năng lực phẩm chất là tính năng động, sáng tạo, thái độ làm việc, lòng tự tin, khả năng thích ứng, dễ chuyển đổi, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch còn là sự phân bố, sử dụng và phát huy tối đa năng lực nguồn nhân lực. Đó là việc tạo dựng một môi trường xã hội thuận lợi, môi trường sinh thái bền vững, đặc biệt là môi trường lao động để con người phát huy được sở trường, tiềm năng của mình và cống hiến được nhiều cho xã hội.

Dưới góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực du lịch được hiểu là việc tăng trưởng của số lượng nguồn nhân lực và nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý. Cả ba yếu tố trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó yếu tố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng hơn cả. Sự tăng trưởng của số lượng nguồn nhân lực là sự phát triển về quy mô dân số, số lượng người lao động dồi dào đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng bằng việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển lực lượng lao động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động chính là sự phát triển trí lực, thể lực và nhân cách, thẩm mỹ, phong cách sống… của người lao động qua các biện pháp

giáo dục và đào tạo thích hợp tương ứng với từng thời kỳ, hoàn cảnh cụ thể hay nhu cầu của ngành. Phát triển nguồn du lịch về mặt cơ cấu là việc phân bổ, cấu trúc hợp lý các thành phần trong lực lượng lao động cho phù hợp với yêu cầu của ngành trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nhìn chung, bản chất của phát triển nguồn nhân lực du lịch là việc tăng số lượng, nâng cao chất lượng và thiết lập cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

Để tăng số lượng nguồn nhân lực cần căn cứ chính sách phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, quốc gia; chính sách phát triển quy mô, mật độ và cơ cấu dân số; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Trong nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đề cập đến việc đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch, trong đó có đánh giá về hiện trạng và tiềm năng của nguồn nhân lực du lịch; định hướng thị trường khách du lịch, phát triển số lượng và chất lượng các sản phẩm du lịch, định hướng về tổ chức không gian du lịch nhằm phân bố vùng lãnh thổ và số lượng lao động du lịch; cuối cùng là các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch và phát triển du lịch quyết định đến số lượng nguồn nhân lực du lịch.

Số lượng nguồn nhân lực du lịch còn được quyết định bởi số lượng học sinh, sinh viên đang tham gia học các khóa đào tạo du lịch ở các trường nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học du lịch. Tuy nhiên có rất nhiều người được đào tạo về du lịch nhưng khi ra trường lại làm việc tại một lĩnh vực khác, và ngược lại, nhiều lao động không được đào tạo về chuyên ngành du lịch nhưng lại làm du lịch. Vì thế các thống kê về số lượng lao động du lịch thường xuyên thay đổi và khó kiểm soát.

Phát triển số lượng nguồn nhân lực du lịch còn là việc thu hút nguồn nhân lực ở các ngành khác tham gia vào hoạt động du lịch. Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế thế giới, kéo theo sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị, nông thôn, phản ánh một xu hướng dân cư di chuyển từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp để kiếm việc làm. Điều này có ý nghĩa về mặt chuyển dịch cơ cấu địa phương nói riêng của vùng nói chung.

Do đặc tính của ngành Du lịch là một ngành mang tính quốc tế cao và không biên giới vì thế một trong những biểu hiện của phát triển số lượng nguồn nhân lực du lịch là việc thu hút và sử dụng lao động quốc tế. Đối với các nước có ngành Du lịch phát triển thường thuê lao động ở các quốc gia khác vào làm việc, chủ yếu là ở các vị trí lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ. Ngược lại ở các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển cả về kinh tế và du lịch, thì nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ quản lý và chuyên môn cao về du lịch là rất lớn. Đa phần số lượng nguồn nhân lực du lịch quốc tế được thuê đảm nhận ở các vị trí quản lý, giám đốc, cán bộ điều hành, giám sát…

Việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ yếu được đánh giá thông qua các tiêu chí về sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn và các năng lực phẩm chất cá nhân. Đặc trưng của ngành Du lịch là làm việc trực tiếp với cường độ lao động cao, vì thế điều kiện được xem là tiên quyết của nhân lực du lịch là sức khỏe, bao gồm cả thể lực và trí lực. Người lao động cần rèn luyện cho mình có một thể lực tốt bằng cách luyện tập thể thao và có chế độ ăn uống hợp lý để có thể đáp ứng được khối lượng lớn công việc dưới một áp lực khá cao. Khi đã có thể lực tốt thì mới có thể giữ cho tinh thần và trí tuệ được minh mẫn, sáng suốt, biến tri thức thành sức mạnh vật chất và tham gia vào quá trình lao động sản xuất.

Chất lượng của nguồn nhân lực phát triển dựa trên sự phát triển của tri thức của người lao động. Đây là yếu tố quyết định đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao có kết quả hay không. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế, cải thiện trình độ dân trí và đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vì thế, việc đào tạo lực lượng lao động du lịch phải được ưu tiên và thỏa mãn các tiêu chuẩn trình độ học vấn và trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Nhìn chung, tùy vào vị trí và tính chất công việc mà yêu cầu trình độ học vấn, nhưng người lao động du lịch được yêu cầu ở mức tối thiểu phải tốt nghiệp phổ thông trung học. Vì du lịch là ngành dịch vụ mang tính phục

vụ cao, sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự thuần thục của lực lượng lao động du lịch. Do đó, đòi hỏi tất cả những người hoạt động trong ngành Du lịch phải được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ, chuyên môn dài hạn hoặc ngắn hạn. Đối với người lao động trực tiếp phải tham dự các khóa huấn luyện về kỹ năng nghề, nghiệp vụ về lễ tân, nhà hàng, buồng, bar, bếp… Đối với những người làm công tác cán bộ quản lý, các giáo viên, giảng viên giảng dạy về du lịch thì yêu cầu phải có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên. Nhu cầu khách du lịch ngày một cao, vì vậy người làm du lịch phải thường xuyên trao dồi tri thức và nâng cao kỹ năng tay nghề để hoàn thành tốt yêu cầu ngày một cao của xã hội.

Định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý cho các nghề kinh doanh trong du lịch. Để đảm bảo được tính hiệu quả kinh tế - xã hội thì cơ cấu đội ngũ nhân lực theo trình độ và các cấp trong hệ thống giáo dục và đào tạo du lịch cần phải xác định rõ. Điều này sẽ làm giảm thiểu sự mất cân bằng cung cầu nhân lực trên thị trường, không gây lãng phí nguồn nhân lực của xã hội.

Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực du lịch cũng được đánh giá qua việc phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo của hệ thống các trường đào tạo du lịch bởi các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, giáo viên, chương trình và giáo trình. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của trường có đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập. Cụ thể là phòng học và các trang thiết bị dạy và học lý thuyết, thực hành nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… phải được xây dựng và nâng cấp. Du lịch là ngành mang tính thực tiễn cao, vì thế hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo, dạy nghề hiện đại, mang tính ứng dụng cao, phù hợp cho việc thực hành các nghiệp vụ du lịch sẽ tạo tiền đề cho người học có kiến thức và kỹ năng vững vàng trước khi thực hiện các yêu cầu nghề nghiệp. Đối với cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên, giảng viên du lịch cần phải được thường xuyên cập nhật tri thức và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Bởi đội ngũ giáo viên là những người truyền tải kiến thức, kinh nghiệm, là

những người quyết định đến chất lượng của học viên. Họ chính là điều kiện để đánh giá chất lượng đào tạo của trường đào tạo du lịch nói riêng và hệ thống trường học nói chung.

Cơ cấu nhân lực cũng góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Cơ cấu nhân lực du lịch có thể được xác định độ tuổi, giới tính, theo lĩnh vực hoặc nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, bếp…), theo chức năng (quản lý, lao động trực tiếp), theo trình độ, không gian, vùng. Việc phân chia cơ cấu nhân lực hợp lý là khi cơ cấu giữa các nhóm nhân lực tương ứng với các ngành nghề, vị trí công việc và sự phù hợp của các nhóm nhân lực tương ứng với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, của không gian lãnh thổ du lịch, nhằm khai thác tối ưu nguồn lực doanh nghiệp và tài nguyên du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)