Bài học vận dụng cho Kiên Giang

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 51)

7. Bố cục của luận văn

1.4.3. Bài học vận dụng cho Kiên Giang

Từ những kinh nghiệm về việc phát triển nguồn nhân lực từ các quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản và các địa phương như thành phố Đà Nẵng và tỉnh Lâm Đồng, có thể rút ra một số bài học cho Kiên Giang.

Một là tập trung điều chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch. Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ, yếu tố dịch vụ là thành phần chính trong sản phẩm du lịch. Để dịch vụ đảm bảo chất lượng thì nguồn nhân lực du lịch phải đảm bảo được trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Thế nhưng trong thực tế thì thay vì phát triển yếu tố nhân lực thì luôn phải nhường sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác quảng bá xúc tiến, phát triển sản phẩm. Vì vậy để phát triển du lịch thì công tác quản lý nhà nước phải được tập trung tăng cường phát triển nguồn nhân lực du lịch thông qua các chính sách, chế độ, quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch, xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, xây dựng hệ thống trường học, trường dạy nghề…

Hai là cần xác định đào tạo du lịch phải gắn với thực tế, đào tạo nghề là chính. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các nước đang chuyển qua xu hướng đào tạo chuyên sâu và chú trọng kỹ năng thực hành. So với các ngành nghề khác thì, nhân lực du lịch cần phải thuần thục kỹ năng, kỹ thuật phục vụ và khả năng giao tiếp tốt. Vì vậy nhân lực du lịch cần được đào tạo thực hành nhiều hơn là học lý thuyết, và việc đào tạo cũng cần phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động thực tế. Có như vậy việc đào tạo nhân lực du lịch mới đạt được hiệu quả cao và người lao động sẽ có việc làm ngay khi hoàn thành khóa học. Mặt khác đào tạo không chỉ diễn ra ở trường học mà còn ở tại các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người học có khả năng tiếp cận với thực tế nhanh hơn.

Ba là Công tác đào tạo cần được mở rộng hơn, cần ban hành chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp và tư nhân trong địa bàn tỉnh tham gia đào tạo du lịch theo hai hướng là hình thành cơ sở đào tạo tại doanh nghiệp và hình thành các cơ sở đào tạo du lịch tư nhân.

Cuối cùng là việc thành lập quỹ tài chính dành cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Quỹ này do cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát thông qua việc phát triển và điều hành các trường công lập và đóng một phần ban đầu cho quỹ tài chính này. Ngoài ra các doanh nghiệp du lịch có thể đóng góp trực tiếp vào quỹ hoặc ký hợp đồng đào tạo tại các cơ sở đào tạo hay nộp thuế đào tạo.

Tiểu kết chương 1: Chương 1 đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn nhân lực du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và bài học từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và địa phương. Với phương pháp phân tích và tổng hợp lại những cơ sở lý thuyết và một số kết quả nghiên cứu, luận văn đã hệ thống lại các cơ sở lý luận nhằm làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực du lịch. Chương một là cơ sở lý luận cho việc phản ánh và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang ở chương 2 và đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang đến năm 2020 ở chương 3.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)