7. Bố cục của luận văn
3.1.2.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch
Kế hoạch nhằm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2020 đã chỉ rõ các mục tiêu và phương hướng hoạt động du lịch như sau:
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng với tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Phát huy hiệu quả sự liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh thành, vùng kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giữa các vùng du lịch trọng điểm quốc gia; đẩy mạnh liên kết hợp tác, làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp tác du lịch với cac doanh nghiệp bạn Campuchia, Malaysia và Thái Lan,…
Đồng thời xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, khai thác có hiệu quả các điểm du lịch hiện có, tạo thêm một số điểm du lịch mới, hấp dẫn; sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao, tạo lập được sản phẩm du lịch đặc thù và cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Kiên Giang trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu, là một trong những trung tâm du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với các vùng du lịch trong tỉnh phát triển hợp lý; trong đó Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế, còn Hà Tiên trở thành đô thị du lịch.
Tập trung mọi nguồn lực để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch của tỉnh đi đôi với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch. Ưu tiên thu hút, chọn lựa các dự án đầu tư du lịch cao cấp và các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đồng bộ, có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao để thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nhanh số lượng cơ sở lưu trú, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, phục vụ chuyên nghiệp,… đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của du khách; đẩy nhanh tiến độ các dự án có quy mô lớn gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo bước đột phát mới và có tính chiến lược trong phát triển du lịch.
Phát triển du lịch bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên; gắn khai thác với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
Giải quyết tốt các mối quan hệ giữ phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng đời sống nhân dân vùng có các dự án du lịch.
Với mục tiêu cụ thể, du lịch Kiên Giang đến năm 2015 sẽ đón 6 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 262 ngàn lượt, tăng bình quân 15,4%/ năm . Doanh thu tăng bình quân 28,8% , tổng giá trị ngành du lịch đóng góp đạt 5,4% trong GDP của tỉnh. Đến năm 2020 sẽ đón 10 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế là 648 ngàn lượt, tăng bình quan là 10,4%. Doanh thu du lịch tăng bình quân 22,3%/ năm. Tổng giá trị ngành du lịch đóng góp đạt 7,9% trong GDP của tỉnh.
Các thị trường mục tiêu: Thị trường nước ngoài gồm có khách Campodia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Quốc, Australia, Pháp, Nga, Đức. Thị trường khách nội địa bao gồm khách đến từ các miền Bắc, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ.
Sản phẩm du lịch: Tập trung khai thác sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với tài nguyên biển và các đảo trên địa bàn tỉnh, sản phẩm du lịch gắn với các lễ hội tín ngưỡng và tâm linh, hoặc các sản phẩm du lịch gắn liền vói các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa. Ngoài ra cũng khai thác thêm các loại hình du lịch sinh thái và du lịch miệt vường sông nước hay du lịch làng nghề. Du lịch công vụ, thương mại cũng là sản phẩm đang được tiến hành khai thác.
Dự báo về đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn 2012 – 2015 là 1.812 tỷ đồng. Hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu, phát triển các khu, điểm và sản phẩm du lịch đặc trưng tại các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh Kiên Giang sẽ có 1.558 phòng, trong đó có 560 đạt tiêu chuẩn chất lượng và 998 phòng đạt chuẩn, công suất sử dụng phòng đạt 50% trở lên.
Giai đoạn 2016 – 2020, vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là 3.256 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật du lịch chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh Kiên Giang sẽ có 3.550 phòng, trong đó có 800 phòng đạt tiêu chuẩn chất lượng và 2.750 phòng đạt chuẩn, công suất sử dụng phòng dự tính đạt 50% trở lên.
Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường hàng không, đường thủy, đường bộ và các dịch vụ du lịch như khách sạn, các khu vui chơi giải trí ở Dương Đông, An Thới, Bãi Dài, Cửa Cạn chú trọng các cơ sở lưu trú và dịch vụ bổ sung cho khách du lịch quốc tế tại cụm du lịch Phú Quốc.
Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu du lịch Mũi Nai, Chùa Hang; hệ thống cấp thoát nước; vệ sinh môi trường tại các điểm khu du lịch; hệ thống giao thông đến cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và dịch vụ tại cửa khẩu. Đồng thời chuẩn hóa hệ thống dịch vụ lưu trú và ăn uống tại cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận.
Hoàn thiện cơ bản và nâng cấp cơ sở hạ tầng để từng bước Rạch Giá trở thành đô thị loại 2 phục vụ cho phát triển du lịch. Tiến hành đầu tư, nâng cấp hệ thống đường đến các khu du lịch, khu di tích lịch sử, làng nghề truyền thống để thi hút khách du lịch như: khu di tích mộ chị Sứ, KDL Hòn Me – Hòn Đất, nghề gốm Hòn Đất, đường quanh các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải…
Hoàn thiện đầu tư mở rộng, nâng cấp đường xá, hệ thống cấp thoát nước , cơ sở vật chất kỹ thuật và các điểm dừng chân đến các điểm du lịch tại cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận. Xây dựng một số đài quan sát về chim, dơi, điểm câu cá… các điểm đầu tư này hài hòa với thiên nhiên; lựa chọn một số doanh nghiệp tham gia các dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch tại Vườn Quốc Gia như: dịch vụ câu cá, thuyền tham quan; đầu tư xây dựng khi di tích lịch sử cách mạng thời kỳ chống Mỹ tại Vườn Quốc gia như căn cứ Tỉnh ủy, Tỉnh đội, căn cứ tiểu đoàn 207.
Những năm tới du lịch Kiên Giang cần phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Yêu cầu đó đòi hỏi Kiên Giang cần phải có những phương hướng, giải pháp tích cực để phát triển du lịch. Trong kế hoạch thực hiện Nghị Quyết 04 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2020 đã chỉ rõ:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảng bá và xây dựng thương hiệu. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh,văn minh, an toàn và thân thiện. Thông qua việc đa dạng hóa các hình thứ thông tin, quảng vá, xúc tiến đầu tư về du lịch Kiên Giang trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chi Trung ương và địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền , giới thiệu hình ảnh con người Kiên Giang ra các thị trường du lịch trọng điểm nước ngoài thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triễn lãm; đồng thời phối hợp xây dựng, quảng bá thương hiệu biển đảo Kiên Giang.
Hai là tổ chức thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Tổ chức thực hiện đồng bộ quy hoạch chi tiết và đầu tư phát triển các khu du lịch ở 4 vùng du lịch trọng điểm. Các dự án kêu gọi đầu tư phải tuân thủ mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả cao; giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống nhân dân vùng có các dự án du lịch. Các dự án đầu tư hạ tầng du lịch cần bám sát định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hướng hoạt động đầu tư, phát triển theo đúng định hướng chung và gắn kết với thế mạnh của tỉnh: khai thác vụ trí cầu nối, cửa ngõ của các vùng kinh tế, “cái nôi” văn hóa và đặc trưng của vùng sông nước, hệ thống các khu di tích lịch sử.
Ba là đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng giao thông, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật các vùng du lịch trọng điểm. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch dở dang; nâng cấp, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, diểm du lịch hiện cao; nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng phát triển các khu, điểm du lịch mới. Trên cơ sở
quy hoạch được duyệt, huy động các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các chương trình dự án và các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh.
Bốn là xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với thị trường khách du lịch, xây dựng tour, tuyến du lịch như: Tại các khu vực Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải xây dựng xác sản phẩm du lịch về du lịch biển đảo, tại các khu di tích lịch sử và các công trình văn hóa thì khai thác sản phẩm du lịch về nguồn, du lịch văn hóa…, để phát triển sản phẩm du lịch làng nghề cần quy hoạch, nâng cao chất lượng các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch, tập trung xây dựng cho sản phẩm du lịch lễ hội, tín ngưỡng và du lịch MICE. Ngoài ra cần tăng cường liên kết thực hiện các tuyến du lịch trong và ngoài nước, củng cố thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng.
Năm là tăng cường cơ chế chính sách du lịch. Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra cần thực hiện một số chính sách thiết thực như các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển, chính sách tài chính, chính sách xúc tiến quảng bá du lịch, chính sách phát triển cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực du lịch, chính sách kích cầu, chính sách sử dụng năng lượng sạch. Cần rà soát và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sáu là tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao gắn với du lịch. Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động quy mô tầm quốc gia và quốc tế nhân các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội lớn như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các giai thi đấu thể thao. Tập trung nguồn lực xây dựng Bảo Tàng tỉnh. Mặt khác xây dựng, củng cố và tổ chức tốt hoạt động cả các đoàn, đội, nhóm nghệ thuật mang âm hưởng dân gian, dân tộc trở thành sản phẩm văn hóa đặc thù của địa phương phục vụ hoạt động du lịch.
Bảy là chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Cần tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho lao động ngành du lịch. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục, phổ cập kiến thức về du lịch, ngoại ngữ, kiến thức về quốc phòng – an ninh,
kiến thức về văn hóa, lịch sử cho cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân vùng phát triển du lịch. Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo sai đại học, đi tu nghiệp, nghiên cứu nước ngoài như Úc, Nhật Bản, Singapore,…Tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch. Đồng thời, phối hợp với các trường cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xã hội hóa các hình thức bồi dưỡng, đào tạo, đội ngũ quản lý nhà hàng, khách sạn; nhân viên lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên, tiếp viên theo hướng chuyên nghiệp. Nâng tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo đến năm 2015 đạt từ 40% - 50%, đến năm 2020 đạt từ 60% - 70% tổng số lao động trực tiếp.
Tám là tăng cường quản lý nhà nước về du lịch. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch. Khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch trong tỉnh nang cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cũng như lao động đối với các doanh nghiệp. Cần phát triển kinh tế gắn với an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và công tác cứu hộ cứu nạn.