Hệ thống chính sách và quy định phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 38)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2.1. Hệ thống chính sách và quy định phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là ngành có số lượng nhân lực khá lớn và biến động phức tạp, thông qua hệ thống các chính sách và quy định để định hướng và phát triển nguồn nhân lực du lịch theo đúng mục tiêu của chiến lược phát triển ngành. Hệ thống chính sách và quy định liên quan đến phát triển nguồn nhân lực du lịch bao gồm chính sách quản lý phát triển nhân lực du lịch, chính sách giáo dục, đào tạo và chính sách về lao động du lịch.

Chính sách quản lý phát triển nhân lực du lịch gồm các chính sách quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp, chính sách chương trình đào tạo nghiệp vụ du lịch… Như các nghề phục vụ buồng, phục vụ bàn cần phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh để trực tiếp phục vụ khách, hay hướng dẫn viên nội địa, hướng dẫn viên quốc tế đều được cấp thẻ riêng để phân biệt về tiêu chuẩn phục vụ khách… Các tiêu chuẩn quy định cho từng chức danh trong kinh doanh du lịch tạo điều kiện cho việc tuyển dụng, bố trí nhân sự của doanh nghiệp hợp lý và tạo tiền đề cho người lao động chủ động chọn nghề theo sở trường.

Chính sách về giáo dục, đào tạo nhân lực du lịch quy định về cơ sở vật chất của các trường đào tạo du lịch; tiêu chuẩn và chế độ của độ ngũ giáo viên, giảng viên, chuyên gia nghiên cứu; quy định về các hệ đào tạo; chính sách liên kết hợp tác quốc tế về đào tạo, nâng cao chuyên môn… Các chính sách này là cơ sở định hướng cho các hoạt động giảng dạy và học tập của các giáo viên, học sinh, sinh viên ở các cơ sở đào tạo du lịch. Chất lượng của đội ngũ nhân lực du lịch sau này phần lớn phụ thuộc vào các chính sách này.

Chính sách về lao động du lịch quy định chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm, tiền lương, chế độ lao động đối với nữ, chính sách cho các vùng du lịch trọng điểm... Nếu như vào những ngày nghỉ, ngày lễ, người lao động được nghỉ thì đối với nhân lực ngành Du lịch phải làm việc nhiều hơn, nên cần có quy định được hưởng đãi ngộ nhiều hơn thông qua chính sách thưởng, ngày nghỉ bù... hay ở vùng du lịch có địa hình khó khăn, người lao động lại ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại, muốn phát triển du lịch ở đây thì cần phải có sự đầu tư, quan tâm nhiều hơn bằng những hành động thiết thực, chính sách đãi ngộ, lương bổng hợp lý để đảm bảo cuộc sống đủ về vật chất và khuyến khích người lao động làm việc, mặt khác khi người lao động nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước, họ cũng được nâng cao thái độ làm việc, xem du lịch là một nghề chính của họ... Trong ngành Du lịch cũng cần các chính sách dành người nước ngoài lao động tại Việt Nam, người Việt Nam xuất khẩu lao động ra nước ngoài...

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)