Giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 58 - 61)

3. CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2010

3.5. Giải pháp thực hiện

Để đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xác định các giải pháp và điều kiện thực hiện như sau:

a. Công tác thuế là công tác chính trị - kinh tế tổng hợp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội; động chạm đến quyền lợi của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội do đó việc cải cách hệ thống thuế phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ, của các bộ, ngành và các cấp uỷ, chính quyền địa phương..

b. Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia phải có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm về thuế theo quy định của pháp luật. Tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án mạnh mẽ và xử lý kiên quyết các hành vi gian lận thuế.

c. Hệ thống thể chế quản lý kinh tế xã hội phải được cải cách đồng bộ, tạo cơ sở cho việc quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh... Hệ thống pháp luật phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng quy định rõ trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc thực hiện Luật Thuế, Luật Kế toán, Pháp lệnh giá (niêm yết giá và bán theo giá niêm yết); chế độ in phát hành và quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ.

d. Tiền thuế dùng để bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, xây dựng các cơ sở hạ tầng, phúc lợi mà mọi tổ chức, cá nhân đều được sử dụng vì vậy các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc Chính phủ, các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế như: cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm và các biện pháp hành chính khác để thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước.

e. Khuyến khích, mở rộng và đẩy mạnh có hiệu quả các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, về hạch toán kế toán giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ quy định của các luật thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

f. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế. Nâng cao trình độ cán bộ thuế về mọi mặt.

g. Các chính sách về thuế chỉ được quy định và có giá trị pháp lý

trong các văn bản pháp luật về thuế.

Với việc triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, ngành Thuế bắt đầu bước vào công cuộc cải cách mới, đòi hỏi cán bộ công chức, viên chức toàn Ngành phải có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tích cực tự hoàn thiện và đổi mới thông qua những bước đi quyết liệt thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế.

Nói về tầm quan trọng và trọng trách của ngành Thuế trong triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, ông Nguyễn Văn Ninh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giai đoạn 2001-2008 cho biết:

Đề án chiến lược cải cách quản lý thuế đến năm 2010 được Chính phủ thông qua và Bộ Chính trị phê duyệt là kim chỉ nam để thực hiện cải cách thuế trong giai đoạn 2001-2010. Ngành Thuế phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Chính phủ và ngành Tài chính tổ chức thực hiện thắng lợi đề án chiến lược cải cách nói trên, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn Ngành trong suốt giai đoạn 2001-2010.

Mục tiêu bao trùm của chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, hợp lý, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực cả về cơ chế quản lý, công nghệ quản lý, bộ máy và con người quản lý. Tư tưởng cải cách và các chương trình cải cách thuế đến năm 2010 của ngành Thuế là rất quan trọng và phải được thực hiện đồng bộ trong suốt quá trình cải cách quản lý thuế.

Để thực sự khắc phục tất cả các điểm yếu kém, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngành Thuế phải đẩy mạnh cải cách. Chỉ có tiếp tục cải cách thì mới hoàn thành được nhiệm vụ công tác thuế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra và khắc phục được tồn tại hạn chế của Ngành. Thực tế đã chứng minh nếu nước ta không cải cách, không đổi mới thì không thể thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kéo dài, không thể có được như ngày hôm nay.

Cải cách lần này là tiếp tục bước 1 và bước 2, nội dung cải cách là rất toàn diện, triệt để và sâu sắc. Không chỉ bó hẹp trong ngành Thuế

mà còn làm thay đổi cách nhìn nhận của xã hội và các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong ngành Thuế phải xử lý lại bộ máy quản lý, phương tiện quản lý, cách thức quản lý theo hướng, hiện đại hoá tất cả các khâu quản lý.

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)