VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 265 - 274)

CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

1. VỀ CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY

Đến những năm 2000 (sau hơn chục năm ngành Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến các quận, huyện), tổ chức bộ máy ngành Thuế vẫn được thực hiện theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 07/8/1990 về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Cụ thể:

Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ giúp Bộ Tài chính nghiên cứu, hoạch định chính sách thuế và soạn thảo các văn bản pháp quy về thuế; chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước công tác quản lý thu thuế và thu khác đối với mọi thành phần kinh tế. Bộ máy cơ quan Tổng cục Thuế được tổ chức dựa trên nguyên tắc quản lý theo sắc thuế là chủ yếu; thành lập các phòng quản lý theo sắc thuế: Phòng thuế doanh thu và tiêu thụ đặc biệt, Phòng thuế lợi tức, Phòng thuế thu nhập và thuế vốn, Phòng Thuế nông nghiệp, Phòng thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Phòng Quản lý các loại phí, lệ phí...

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước và sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, trong giai đoạn 2001 - 2003, tổ chức bộ máy cơ quan Tổng cục Thuế tiếp tục được hoàn thiện, tách và thành lập riêng một số phòng quản lý theo đối tượng như: Phòng Quản lý thuế xuất nhập khẩu (sau này chuyển sang Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính); Phòng Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Phòng

Quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Phòng thuế doanh thu và tiêu thụ đặc biệt phụ trách các doanh nghiệp nhà nước hay lĩnh vực sản xuất, xây dựng; Phòng thuế lợi tức phụ trách các doanh nghiệp thương mại hay lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải.

Như vậy, đến đầu những năm 2000, tổ chức bộ máy cơ quan Tổng cục Thuế đã chuyển sang mô hình quản lý theo đối tượng là chủ yếu, kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo chức năng. Các phòng này thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng cục trưởng nghiên cứu xây dựng các chính sách thuế và biện pháp quản lý đối với từng thành phần kinh tế và hướng dẫn, chỉ đạo các cục thuế trong công tác quản lý thu các loại thuế được phân công, không trực tiếp thu thuế đối với các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Đồng thời, cũng do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ đối ngoại của Tổng cục Thuế ngày càng lớn, bộ máy cơ quan Tổng cục Thuế đã được thành lập Phòng Hợp tác quốc tế có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế triển khai các quan hệ quốc tế của ngành Thuế.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cục thuế tỉnh, thành phố (gọi chung là cục thuế). Tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Cục Thuế được dựa trên nguyên tắc quản lý theo đối tượng là chủ yếu; thành lập các phòng quản lý theo nhóm đối tượng phân công theo tính chất và đặc điểm ngành nghề. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của cục thuế có phòng quản lý theo sắc thuế (Phòng nghiệp vụ thuế nông nghiệp; Phòng thuế trước bạ và thu khác; Phòng thuế tiêu thụ đặc biệt) và phòng quản lý theo chức năng (Phòng thanh tra và xử lý tố tụng về thuế).

Tại các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố có chi cục thuế quận, huyện, thị xã (gọi chung là chi cục thuế). Tại chi cục thuế bộ máy quản lý được tổ chức dựa trên nguyên tắc quản lý theo đối tượng là chủ yếu, kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo chức năng.

Trong giai đoạn 2001 - 2003, Tổng cục Thuế đã giải thể các phòng Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác tại 37 cục thuế và phân cấp thu lệ phí trước bạ cho các chi cục thuế để tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người nộp thuế và hạn chế thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người nộp thuế.

Đến những năm 2000, theo đường lối phát triển kinh tế nhiều thành

phần, số lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển rất mạnh; nhiệm vụ quản lý thu tăng rất cao cả về quy mô lẫn khối lượng công việc, cả về trình độ quản lý và đồi hỏi cải cách hiện đại hoá. Để đáp ứng yêu cầu đó, từ cuối năm 2002, ngành Thuế đã nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ Quyết định mới về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 28/10/2003 ghi nhận sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của ngành Thuế trong thời kỳ này - khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính thay thế cho Nghị định số 281/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó tổ chức bộ máy cơ quan thuế vẫn thực hiện thống nhất theo hệ thống dọc từ Trung ương đến quận, huyện và được cơ cấu theo mô hình chủ yếu quản lý theo đối tượng (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh...). Theo Quyết định này, chức năng, nhiệm vụ Tổng cục Thuế được nâng cao hơn, cụ thể: kết hợp quản lý theo một số chức năng (Tuyên truyền hỗ trợ, Thanh tra) và một số sắc thuế (thuế thu nhập cá nhân; phí, lệ phí và thu khác).

Để cụ thể hóa Quyết định 218/2003/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 188/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục thuế trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1682 QĐ/TCT-TCCB ngày 14/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các chi cục thuế trực thuộc cục thuế; Quyết định số 1683 QĐ/

TCT-TCCB ngày 14/11/2003 về chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc cục thuế; Quyết định số 1807 QĐ/TCT-TCCB ngày 4/12/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tin học và Thống kê trực thuộc Tổng cục Thuế. Những văn bản nói trên đánh dấu một sự thay đổi lớn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của của cơ quan thuế nội địa. Cụ thể như sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung và quy định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thuế và cơ quan thuế các cấp. Đó là:

Nhiều nhiệm vụ của quản lý thuế chưa được quy định tại Nghị định 281/HĐBT đã được bổ sung, quy định rõ trong Quyết định số 218/2003/

QĐ-TTg gồm có: Nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành Thuế; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế;

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế; Phát triển hệ thống công nghệ thông tin quản lý thuế; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các người nộp thuế vi phạm nghiêm trọng các chính sách thuế... Để đảm bảo khách quan trong nghiên cứu, hoạch định chính sách thuế, theo Nghị định số 281/HĐBT, nhiệm vụ nghiên cứu chính sách thuế được chuyển giao cho Bộ Tài chính. Tổng cục Thuế chuyển trọng tâm thực hiện chức năng quản lý các loại thuế, phí, lệ phí trong cả nước, giải đáp và trả lời chính sách thuế.

Hai là, về tổ chức bộ máy, có những thay đổi chủ yếu sau:

Tại Tổng cục Thuế: Nâng cấp phòng thành cấp Ban (tương đương cấp Vụ hiện nay); giải thể Phòng Quản lý thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt.

Tại cục thuế, chi cục thuế: Thu hẹp một bước các bộ phận quản lý người nộp thuế để có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hoá, áp dụng công nghệ tin học để nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Xoá bỏ việc phân chia nhóm đối tượng quản lý theo tiêu thức ngành nghề, mà chủ yếu phân chia theo hình thức sở hữu, do đó, đã giảm bớt số lượng các phòng quản lý doanh nghiệp.

Trong toàn hệ thống thuế từ Tổng cục Thuế đến cục thuế, chi cục thuế hình thành bộ phận (ban, phòng, tổ) thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ nhằm nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Công tác nghiên cứu phát triển và ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế cũng được tăng cường hơn. Tại Tổng cục Thuế, nâng cấp phòng Máy tính thành Trung tâm Tin học - Thống kê.

Năm 2004, ngành Thuế đã hoàn thành công tác sắp xếp lại bộ máy theo Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ

máy và bố trí lại cán bộ đã giảm 1.128 bộ phận của hệ thống thuế, trong đó giảm 1.042 tổ đội ở các chi cục thuế, 81 phòng thuộc cục thuế và 5 bộ phận thuộc Tổng cục Thuế. Ngành Thuế đã sắp xếp lại đội ngũ các bộ phận chính, tăng cường các chức năng quản lý trọng yếu. Bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế được bố trí tăng thêm 887 cán bộ, nâng tổng số cán bộ lên gấp 3 lần so với năm 2003. Bộ phận xử lý thông tin tăng thêm 1.035 cán bộ, tổng số cán bộ lên gấp 1,6 lần so với năm 2003. Bộ phận thanh tra tăng 1.452 cán bộ để đạt số lượng 4.379 cán bộ, tăng 1,5 lần so với năm 2003.

Công tác luân chuyển, luân phiên công việc để rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ toàn diện và chuyên sâu cũng được ngành Thuế quan tâm. Năm 2004, toàn ngành Thuế đã điều động, luân chuyển, luân phiên 4.266 lượt cán bộ. Trong đó, điều động và luân chuyển 809 lượt, luân phiên 3.457 lượt. Năm 2005 đã thực hiện luân phiên, luân chuyển 3.136 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Năm 2005 đã xây dựng xong Quy chế luân chuyển cán bộ, luân phiên công việc và Chế độ kiểm tra định kỳ kiến thức chủ yếu của cán bộ, từ đó có cơ sở triển khai thực hiện những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn này, ngành Thuế tăng cường các biện pháp đánh giá, phân loại cán bộ và tăng cường kỷ cương, kỷ luật nội bộ, đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống xây dựng ngành Thuế trong sạch, vững mạnh. Do vậy, cán bộ công chức thuế đã được nâng cao về ý thức trách nhiệm và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Số cán bộ chịu các hình thức kỷ luật năm 2004 giảm 25% so với năm 2003 và bằng 71% so với năm 2002, bằng 51% so với năm 2001.

Trong năm 2004, có 17 cục thuế không có cán bộ nào vi phạm bị xử lý kỷ luật. Số lượt cán bộ thuế vi phạm nghiêm trọng giảm rõ rệt, số cán bộ bị áp dụng hình thức cách chức giảm từ 38 trường hợp năm 2003 xuống 11 trường hợp năm 2004, số cán bộ bị buộc thôi việc giảm từ 30 trường hợp năm 2003 xuống 11 trường hợp năm 2004. Năm 2005 có 171 trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý kỷ luật, bằng 67,2% so với năm 2004.

Từ năm 2004, theo đề xuất của Tổng cục Thuế được Bộ Tài chính và Chính phủ chấp thuận, Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh và

tỉnh Quảng Ninh, đến năm 2005 mở rộng áp dụng thí điểm cơ chế này tại Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai. Việc triển khai thí điểm đòi hỏi phải hình thành bộ máy để triển khai các nhiệm vụ này. Tại Tổng cục Thuế đã thành lập một bộ phận riêng để triển khai gồm 4 tổ: Kê khai, Quản lý nợ, Tuyên truyền - Hỗ trợ và Thanh tra. Tại các cục thuế triển khai thí điểm, chọn mỗi cục một phòng và thành lập các bộ phận chức năng như các bộ phận chức năng trên Tổng cục.

Qua thực hiện triển khai cũng như hoàn thiện cơ chế đã khẳng định, việc triển khai cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp là có đủ cơ sở và điều kiện để áp dụng chung cho cả nước. Việc thực hiện thí điểm cơ chế quản lý người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy cơ quan thuế thích hợp. Thêm vào đó, mô hình tổ chức bộ máy theo Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg cũng xuất hiện những hạn chế, bất cập. Đó là:

Một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thuế chưa được Chính phủ giao cho cơ quan thuế, vì vậy chưa có bộ phận chuyên trách để thực hiện.

- Bộ máy quản lý thuế vừa kết hợp một cách dàn trải theo sắc thuế với quản lý theo đối tượng, vừa quản lý theo chức năng dẫn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp.

- Cơ quan thuế chưa có hệ thống tổ chức kiểm tra nội bộ riêng, do đó, công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm công vụ, bảo đảm tính liêm chính của cán bộ, công chức thuế còn hạn chế; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các cán bộ thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Nhiệm vụ của từng bộ phận thuộc cơ quan thuế quy định chưa thật cụ thể, rõ ràng và hợp lý. Bộ máy thực hiện các chức năng quan trọng như tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế; kiểm tra, giám sát kê khai thuế;

thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế còn thiếu và yếu, chưa đủ mạnh để thực hiện tốt các chức năng quan trọng này.

Trong giai đoạn 2008 - 2010, có hai lần cải cách tiến hành cải cách tổ chức bộ máy cơ quan thuế nhằm đáp ứng cơ chế quản lý thuế thuế mới theo Luật Quản lý thuế và những đòi hỏi của thực tiễn quản lý thuế,

đó là các lần thay đổi cơ cấu tổ chức ngành Thuế năm 2007 và năm 2009. Cụ thể như sau:

Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, để tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế và đáp ứng yêu cầu quản lý thuế mới theo quy định của Luật Quản lý thuế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2007, cơ cấu tổ chức ngành Thuế được chuyển sang mô hình quản lý thuế theo chức năng là chủ yếu, kết hợp quản lý theo sắc thuế và theo đối tượng; kiện toàn và thành lập mới các bộ phận quản lý thuế theo chức năng; thành lập mới các bộ phận thuộc các chức năng hỗ trợ quản lý thuế. Công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ của ngành Thuế giai đoạn này có các đặc điểm cơ bản sau:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế được bổ sung đầy đủ theo quy định của Luật Quản lý thuế; Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận thuộc cơ quan thuế các cấp đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, giảm bớt được sự chồng chéo, xóa bỏ bớt các bộ phận không cần thiết.

- Về tổ chức bộ máy, đã thành lập và kiện toàn các bộ phận quản lý thuế theo chức năng.

Trong năm 2008, kết quả triển khai tái cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Thuế theo Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg đã tinh giản được 2.756 đầu mối tổ chức thêm những bộ phận quan trọng phục vụ công tác quản lý thuế theo chức năng và triển khai phục vụ thực hiện cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế. Trong 2 năm tiếp theo (2009 và 2010), thông qua việc sắp xếp 2.153 bộ phận, ngành Thuế đã tinh giản biên chế đối với 2.381 cán bộ góp phần giảm chi phí hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.

Nhằm tiếp tục kiện toàn bộ máy theo chức năng để triển khai Chiến lược cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế, ngày 28/9/2009, trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính thay

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 265 - 274)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)