ĐÁNH GIÁ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THUẾ

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 324 - 329)

“...Bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong chi ngân sách nhà nước.

Phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thu và chi ngân sách địa phương. Tăng tỷ lệ chi ngân sách theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả quản lý kinh tế, tài chính. Tăng chi ngân sách cho các mục tiêu xã hội trọng điểm.

Nâng cao hiệu quả các chương trình quốc gia, tập trung vốn cho các chương trình trọng điểm, thực hiện có kết quả chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn... Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế; đơn giản hoá các sắc thuế;

từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nuôi dưỡng nguồn thu và thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế của Nhà nước.”

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) khẳng định:

“...Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng tương đối đồng bộ; hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Một số loại thị trường mới hình

thành; các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản có bước phát triển phù hợp với cơ chế mới. Năm năm qua, đã giữ được các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế... Tiềm lực tài chính nhà nước ngày càng được tăng cường;

thu ngân sách tăng trên 18%/năm, tỷ lệ GDP huy động vào ngân sách bình quân hàng năm đạt 23,8%, vượt kế hoạch. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng trên 18%/năm; chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 30% tổng chi ngân sách; bội chi ngân sách hàng năm gần 4,9% GDP”.

Bên cạnh đó, báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này, đó là: “...Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc. Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều vướng mắc và chưa thật đồng bộ. Thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Quản lý nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất cập. Một số nguyên tắc của thị trường bị vi phạm. An ninh năng lượng, cán cân thương mại, cán cân vãng lai và thanh toán quốc tế, dự trữ quốc gia, cân đối ngân sách chưa đủ vững chắc để đối phó với các tình huống biến động lớn, đột xuất có thể xảy ra. Thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ thuế nhập khẩu và dầu thô...”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1/2011) đánh giá về tình hình đất nước khẳng định: “...Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu

người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện...”.

Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trường, cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2010-2010, văn kiện của Đảng nhấn mạnh: “...Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.

Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội;

phân phối lợi ích công bằng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài;

giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn.

Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp...”.

Ngày 6/8/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 1370/QĐ-TTg lấy ngày 10/9 hàng năm - ngày Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27 về việc “lập ra một Sở Thuế quan và thuế gián thu”

làm “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam”. Đây là sự quan

tâm, ghi nhận và biểu dương của Đảng, Nhà nước với những đóng góp của ngành Thuế, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thuế về một ngày kỷ niệm của Ngành, qua đó khơi dậy niềm tự hào về bề dày lịch sử của Ngành song hành cùng đất nước.

Báo Nhân Dân số ra ngày 7/9/2010 đăng bài viết: “Ngành Thuế phát huy truyền thống vẻ vang, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Theo bài viết, “...sau gần 25 năm đổi mới, trải qua ba bước cải cách lớn, ngành Thuế đã đạt được những thành tựu quan trọng: Hệ thống chính sách thuế được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực và là công cụ để Đảng và Nhà nước điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế - xã hội, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng trao tặng danh hiệu thi đua cho các tập thể, cá nhân xuất sắc của ngành Thuế tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2004 và thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác

thuế năm 2005

khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Công tác quản lý thuế ngày càng được kiện toàn, củng cố cả về cơ chế quản lý, bộ máy và con người, trở thành lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức, thực thi các chính sách thuế. Cơ quan thuế các cấp đã chuyển từ cơ chế “chuyên quản” làm thay nhiều công việc thuộc trách nhiệm của người nộp thuế sang cơ chế đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh trong việc tự tính, tự khai và nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Từ ngày 1/7/2007, cơ chế quản lý tự kê khai, tự nộp thuế đã chính thức được luật hóa ở Luật Quản lý thuế và áp dụng trong phạm vi toàn quốc... Một trong những thành công nổi bật của ngành Thuế là đã phát triển mạnh hệ thống công nghệ tin học, phục vụ tốt người nộp thuế và nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác quản lý thuế... Thủ tục hành chính thuế đã liên tục cải cách theo hướng rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế để các tổ chức cá nhân thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nước, đồng thời tiết kiệm được chi phí và nguồn lực trong quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp đã thực hiện tốt việc niêm yết công khai yêu cầu hồ sơ, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính thuế và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng... Bên cạnh đó, cơ quan thuế còn triển khai cơ chế “một cửa”, việc này vừa tạo thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý tốt hơn, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp thuế...”.

Ngành Thuế triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động không thuận lợi do ảnh hưởng tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu, những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, sự biến động bất lợi của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, các loại dịch bệnh và thiên tai liên tục xảy ra trong phạm vi cả nước… Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật thuế của đại bộ phận các tổ chức, cá nhân; sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức ngành Thuế, sau thời gian thực hiện, Chiến

lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Ngày 17/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020”, đây là văn bản quan trọng, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của ngành Thuế trong 10 năm, có tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp dân cư. Trong phần đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Quyết định số 732/QĐ-TTg chỉ rõ:

“...Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, công tác quản lý thuế bước đầu đã được hiện đại hóa cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, một bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, bao quát các nguồn thu, giảm thất thu thuế, góp phần bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đồng thời từng bước kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng.

Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế cũng được nâng cao hơn qua thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất kinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kết quả thực hiện các chương trình cải cách quản lý thuế ban hành kèm theo Kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2006-2010 đã cơ bản hoàn thành theo các mục tiêu và yêu cầu đề ra...”.

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 324 - 329)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)