CẢI CÁCH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ GIAI ĐOẠN 2001-2010

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 185 - 199)

Giai đoạn 2001-2010 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và đột phá của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Khẳng định, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là công việc quan trọng hàng đầu, thực hiện song hành với cải cách và hiện đại hệ thống thuế, với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, ngành Thuế đã thúc đẩy việc ra đời và vận hành bộ máy tuyên truyền hỗ trợ tại cơ quan thuế các cấp, xây dựng bộ phận chuyên trách để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu và tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Giai đoạn từ trước năm 2001 đến hết năm 2003, bộ máy của ngành Thuế được tổ chức theo mô hình quản lý theo đối tượng. Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương được tổ chức thành các phòng quản lý theo nhóm người nộp thuế là doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể và người có thu nhập cao.

Theo đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế được phân công cho các bộ phận khác nhau trong cơ quan thuế chứ không có một bộ phận chuyên trách về công tác này. Nhiệm vụ tuyên truyền tại một số cục thuế có thể do phòng Tổ chức cán bộ hoặc phòng Hành chính thực hiện.

Nhiệm vụ hỗ trợ, giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế được thực hiện rải rác tại phòng quản lý và phòng nghiệp vụ, thanh tra tuỳ theo đối tượng hỏi và nội dung được hỏi.

Ngành Thuế đã từng bước học tập, tìm hiểu và nhận thức sâu

sắc về vai trò của công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Thời gian này, Tổng cục Thuế tập trung nghiên cứu, xây dựng mô hình chức năng, trong đó xem chức năng tuyên truyền, hỗ trợ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý thuế hiện đại. Ngành Thuế đã triển khai thí điểm hoạt động của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế để thí điểm mô hình tổ chức, cách thức quản lý, vận hành hoạt động của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cũng như mối quan hệ với các bộ phận khác. 5 cục thuế được lựa chọn làm thí điểm thành lập phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế là Quảng Ninh, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội. Qua thí điểm, mô hình này đã phát huy vai trò tích cực, chứng minh tính hiệu quả của hoạt động này đối với công tác quản lý thuế nói chung. Đây là nền tảng cho ngành Thuế Việt Nam quyết định xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình hướng đến phục vụ người nộp thuế.

Giai đoạn từ 01/01/2004 đến 30/6/2007, việc thay đổi cơ chế từ quản lý thuế theo chuyên quản sang cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế dẫn đến những thay đổi cốt lõi trong hoạt động quản lý thu thuế tại cơ quan thuế các cấp. Muốn người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế để pháp luật thuế được tuân thủ thì chính họ phải biết, phải hiểu để tuân thủ. Trách nhiệm này đòi hỏi cơ quan thuế phải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho thiết thực, hiệu quả. Áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế được xem là bước ngoặt quan trọng của lộ trình cải cách thuế ở nước ta, hướng đến một nền quản lý thuế hiện đại, phù hợp với thông lệ thuế quốc tế. Để vận hành hệ thống này, điểm mấu chốt là yêu cầu sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, theo đó họ phải hiểu biết sâu sắc về luật thuế và nghĩa vụ thuế của mình. Đồng thời, cần sự kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan thuế, trong đó, điều kiện đầu tiên và quyết định là thực hiện các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ, giáo dục pháp luật thuế để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế trong cộng đồng doanh nghiệp.

Với những nhận thức về tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền hỗ trợ, sự thay đổi về tổ chức bộ máy và cơ cấu ngành Thuế với định hướng quản lý theo chức năng đã ra đời và vận hành hiệu

quả bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là cả bước cải cách, chuyển biến mạnh mẽ của ngành Thuế Việt Nam. Từ đây công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trở thành một trong những khâu trọng tâm của quy trình quản lý và thu thuế của ngành Thuế Việt Nam, phù hợp với thông lệ trong khu vực và thế giới.

Theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu tổ chức ngành Thuế, ngành Thuế chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới. Theo đó, hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đã được xây dựng đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

- Tại Tổng cục Thuế, có Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong toàn Ngành.

- Tại các cục thuế, có phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, vừa xây dựng kế hoạch, vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động tuyên Tổng cục Thuế tổ chức Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về đánh giá chất lượng

hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (tháng 3/2007)

truyền hỗ trợ người nộp thuế thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.

- Tại các chi cục thuế quận, huyện có Tổ nghiệp vụ - hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các hoạt động thông tin, truyền tin và tư vấn, giải đáp vướng mắc cho người dân và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp được phân cấp quản lý.

Về đội ngũ cán bộ, công chức bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế các cấp: Trong 10 năm 2001-2010, ngành Thuế đã hình thành và phát triển bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại cơ quan thuế các cấp. Theo đó cả nước có: Số cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ tại Tổng cục: 39 người; số cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ tại 63 cục là 631 người; tại 694 chi cục là 2.134 người. Tổng cộng: 2.804 cán bộ, công chức, chiếm khoảng 6 % số lượng cán bộ, công chức toàn ngành Thuế.

So với các ngành khác, lần đầu tiên ở Việt Nam, một bộ máy dịch vụ công được thiết kế và vận hành trong tổ chức bộ máy của Ngành. Điều này làm thay đổi nhận thức về quản lý hành chính nhà nước, nhất là trong lĩnh vực nhạy cảm như lĩnh vực thuế, đưa quản lý nhà nước lên một tầm cao mới.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động nhưng hệ thống tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã từng bước đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế và cộng đồng người dân trong việc tìm hiểu thông tin, chính sách về thuế. Vai trò và mức độ ảnh hưởng của hệ thống này tới các nhiệm vụ quản lý khác trong nội bộ cơ quan thuế các cấp đã từng bước làm thay đổi cách tư duy về quản lý thuế theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ngành Thuế đã dành sự quan tâm, đầu tư nhất định về cả nhân lực và trang bị kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu dịch vụ công về thuế. Ngành Thuế triển khai xây dựng tiêu chuẩn công chức bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, dành nguồn nhân lực, vật lực (bố trí những địa điểm làm việc thuận lợi, các trang thiết bị hiện đại, xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách vừa có năng lực, vừa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc).

Thời gian đầu vận hành bộ máy, ngành Thuế đã gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với công tác điều chuyển cán bộ, công chức từ các bộ phận chuyên quản, thanh tra, kiểm tra sang bộ phận tuyên truyền,

hỗ trợ. Với quyết tâm của lãnh đạo Ngành, thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Ngành kết hợp với công tác vận động, thuyết phục, ngành Thuế đã bố trí, tổ chức xong bộ máy tuyên truyền hỗ trợ tại các cấp của cơ quan thuế. Trong giai đoạn này, các lớp học về kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng hỗ trợ do Tổng cục Thuế phối hợp với các tổ chức quốc tế (JICA, IMF, ADB...) được tổ chức thường xuyên, đào tạo các “tiểu giáo viên”

làm hạt nhân để phổ biến, đào tạo tại các địa phương. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến đã được vận dụng, từng bước đưa vào triển khai trong thực tế.

Giai đoạn từ 01/7/2007 đến 31/12/2010, kể từ khi Luật Quản lý thuế được thực thi, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã được tổ chức một cách đồng bộ, tập trung và bài bản. Điểm nổi bật về công tác tuyên truyền là sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Thuế với Ban Tuyên giáo Trung ương thống nhất chỉ đạo công tác tuyên truyền thuế trong cả nước. Các cục thuế, chi cục thuế đã phối hợp với các Ban Tuyên giáo thành uỷ, tỉnh uỷ, huyện uỷ để phối hợp, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn. Bộ máy tuyên truyền hỗ trợ đã chủ động tham mưu, chủ trì lập kế hoạch phối hợp với Ban Tuyên giáo các địa phương, cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật thuế, các văn bản, chính sách thuế mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung để người nộp thuế hiểu và tuân thủ kê khai, nộp thuế, chấp hành nghĩa vụ thuế.

Chính sách và luật thuế được tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người nộp thuế hiểu và áp dụng chính sách thuế một cách chính xác và hiệu quả. Việc tổ chức hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế theo cơ cấu tổ chức mới đảm bảo việc thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được chuyên môn hoá, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận mỗi cấp được quy định rõ ràng, khoa học. Quá trình ra đời, phát triển bộ máy tuyên truyền hỗ trợ tại cơ quan thuế 3 cấp đã từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà cơ quan thuế đảm nhiệm. Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đã được đa dạng hoá và đóng góp nâng cao ý thức của người nộp thuế. Một số hình thức đã được triển khai rộng rãi như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin đại chúng: Ngành Thuế đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền chính sách thuế trên các báo, tạp chí, đài truyền hình qua việc mở các chuyên trang, chuyên mục “Chính sách thuế và cuộc sống”, “Chính sách thuế”...; Thực hiện cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, những giải pháp triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung liên quan đến phổ biến các chính sách thuế mới; các giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân… Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ các cấp còn chủ động phối hợp với các đơn vị trong Tổng cục, các phòng trong cục thuế để tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến các nội dung mới cho đội ngũ nhà báo ở các cơ quan truyền thông, giúp đội ngũ này hiểu biết hơn về chính sách thuế, để triển khai hoạt động tuyên truyền chính sách thuế đến người dân và doanh nghiệp hiệu quả.

Với hàng trăm đầu báo trong cả nước, hàng chục các đài truyền hình, truyền thanh trung ương và địa phương thường xuyên, định kỳ phát chương trình về chính sách thuế với những nội dung thiết thực, sống động đã góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thuế của Ngành. Các cơ quan thông tấn báo chí thực sự là kênh thông tin quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả công tác của ngành Thuế.

Quá trình phối hợp giữa ngành Thuế với cơ quan báo chí, truyền thông những năm 2001-2010 đã góp phần chuyển tải khối lượng đồ sộ các thông tin về chế độ, chính sách thuế đến người nộp thuế, là kênh thông tin quan trọng để phổ biến, hướng dẫn đến người nộp thuế cả nước.

Các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời đăng tải đầy đủ các thông tin về cơ chế chính sách thuế, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành và hoạt động của Ngành để tuyên truyền rộng rãi đến toàn xã hội. Đối với các thông tin liên quan đến ngành Thuế được báo chí đăng tải, đã được ngành Thuế xử lý, phản hồi chính thức, được các cơ quan báo chí đăng tải kịp thời, đầy đủ, chính xác cung cấp đầy đủ thông tin nhiều chiều đến xã hội...

- Tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi... Các cục, chi cục thuế đã sửa chữa, đóng mới panô phù hợp với việc tuyên truyền pháp luật

thuế trên địa bàn. Hàng nghìn băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về thuế các sắc thuế, về nghĩa vụ nộp thuế, thời điểm kê khai nộp thuế... tại các đầu mối giao thông, nơi tụ điểm dân cư, khu trung tâm thương mại, các chợ lớn… khi có các sự kiện, các phong trào tuyên truyền về các sắc thuế đã được triển khai.

- Tổ chức các hội nghị tập huấn, hội nghị đối thoại: Toàn ngành Thuế đã tổ chức các hội nghị tập huấn chính sách thuế mới cho người nộp thuế và cán bộ thuế; tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp. Tại các hội nghị đối thoại, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, cục thuế và các phòng chuyên môn trực tiếp giải đáp các ý kiến vướng mắc của người nộp thuế, lắng nghe ý kiến phản ánh về thái độ phục vụ của cán bộ thuế trong thực thi công vụ để nắm bắt cụ thể tình hình thực tế trong công tác quản lý thuế tại cơ quan thuế địa phương.

- Đẩy mạnh hoạt động trên các trang tin điện tử: Trang tin điện Trao đổi kinh nghiệm về quản lý đại lý thuế tại Nhật Bản (năm 2006)

tử của ngành Thuế ra đời và vận hành từ năm 2004, trong thời kỳ từ 2004 đến 2010 đã chuyển tải rất nhiều văn bản về chế độ, chính sách thuế. Tại các cục thuế đã xây dựng và vận hành trang thông tin của cục thuế theo hình thức và nội dung nhất quán của Ngành;

đã đăng tải đầy đủ, kịp thời văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trả lời chế độ, chính sách thuế của Ngành, của cục thuế về pháp luật thuế và các hoạt động của ngành Thuế, cục thuế.

- Biên soạn, in ấn và cấp phát cho người nộp thuế tờ rơi, tài liệu hướng dẫn: Ngay khi có chính sách thuế mới được ban hành, toàn Ngành đã biên soạn, in ấn và cấp phát cho người nộp thuế tờ rơi, tài liệu hướng dẫn cho người nộp thuế. Việc in ấn tờ rơi, phát miễn phí dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, ý thức tuân thủ pháp luật thuế và sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

- Cải cách thủ tục hành chính và hoạt động tại bộ phận ”Một cửa”,

”Một cửa liên thông”: Bộ phận “một cửa” tại các địa phương trong cả nước đã vận hành hiệu quả, tiếp nhận hàng triệu hồ sơ hành chính thuế các loại và đã giải quyết hoàn tất các hồ sơ hành chính.... đúng theo quy trình, quy chế đã ban hành. Các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, tăng cường phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế.

- Trả lời vướng mắc của người nộp thuế bằng văn bản và điện thoại:

Tổng cục Thuế, cục thuế các địa phương đã tiếp nhận văn bản hỏi đáp, đề nghị xử lý và trả lời các vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, giãn nợ thuế, xử phạt vi về thuế. Giai đoạn 2001-2010, do có nhiều chính sách mới được ban hành, nhiều vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đối với các sắc thuế… hoặc vướng mắc liên quan nên số lượng văn bản hỏi đáp gửi đến cơ quan thuế là khá lớn. Ngành đã trả lời và giải đáp với số lượng lên đến gần 25 ngàn văn bản/năm.

- Triển khai tích cực các ứng dụng kê khai thuế điện tử, nộp thuế

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 185 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)