CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 108 - 119)

CẢI CÁCH HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THUẾ

4. CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI

Trong giai đoạn 2001 - 2003, thu nhập của cá nhân kinh doanh thực hiện theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, còn thu nhập của cá nhân làm công ăn lương và thu nhập khác của cá nhân thực hiện theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Trong giai đoạn này, không có điều chỉnh lớn về chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Chỉ có một số thay đổi nhỏ về chính sách cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và những thay đổi đó thể hiện trong Nghị định số 78/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thay cho các nghị định trước đó là Nghị định số 05/CP ngày 20/1/1995, Nghị định số 30/CP ngày 05/4/1997 và Nghị định số 170/1999/NĐ-CP ngày 06/12/1999 của Chính phủ. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 05/2002/TT-BTC ngày 17/1/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định 78/2001/NĐ-CP. Sự thay đổi về chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thể hiện qua các văn bản này ở các nội dung chủ yếu sau:

- Bổ sung đối tượng tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán.

- Sửa đổi quy định về phạm vi xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập không thuộc diện chịu thuế cho phù hợp với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (thay thế thuế lợi tức) và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

- Nâng ngưỡng thu nhập đánh thuế thu nhập bổ sung với mức thuế suất 30% đối với công dân Việt Nam từ 5 triệu đồng/tháng lên 15 triệu đồng/tháng.

- Nâng mức thuế suất đối với người nước ngoài đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ 30 ngày đến 182 ngày từ mức thuế suất 10% lên mức thuế suất 25%.

Chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong giai đoạn 2001 - 2003 vẫn tập trung vào những người có thu nhập cao; vẫn phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài; vẫn chưa điều tiết hết mọi khoản thu nhập của cá nhân và cách phân chia thu nhập vẫn khá khác biệt so với thông lệ quốc tế là phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, những hạn chế này là khó tránh khỏi và cần có sự điều chỉnh dần để đảm bảo tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện.

Giai đoạn 2004-2007 đánh dấu những thay đổi lớn trong quá trình cải cách thuế thu nhập cá nhân. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 19/5/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Pháp lệnh) đã được sửa đổi, bổ sung tại Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 14/2004/

PL-UBTVQH11 ban hành ngày 24/3/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đây chưa phải là sự kiện đột phát mà là sự kiện khởi nguồn cho một giai đoạn cải cách mạnh mẽ về chính sách thuế thu nhập cá nhân sẽ được chuẩn bị và tiếp nối trong những năm sau đó. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 quy định chi tiết thi hành các Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nói trên. Theo đó, sự thay đổi về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chủ yếu đáp ứng những thay đổi về mức sống dân cư, các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Đó là:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung về phạm vi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Cụ thể là:

Quy định bổ sung để làm rõ thêm một số khoản thu nhập thường xuyên chịu thuế gồm các khoản sau: các khoản thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, đào tạo, dịch vụ đại lý; thu nhập về tiền nhuận bút;

hoa hồng môi giới.

Loại bỏ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài gửi về khỏi diện chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Loại bỏ khỏi danh mục không chịu thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam của người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt Nam dưới 30 ngày.

Thứ hai, nâng ngưỡng đánh thuế đối với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam từ 3 triệu đồng/tháng lên 5 triệu đồng/tháng. Cùng với việc điều chỉnh tăng ngưỡng đánh thuế đối với thu nhập thường xuyên của người Việt Nam lên 5 triệu đồng/tháng, các bậc thu nhập trong biểu thuế lũy tiến cũng được điều chỉnh với giãn cách lớn hơn. Điều này làm giảm gánh nặng thuế đối với công dân Việt Nam ở mọi bậc thu nhập.

Đồng thời, bổ sung quy định: đối với ca sỹ, nghệ sỹ xiếc, múa, cầu thủ bóng đá, vận động viên chuyên nghiệp được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế.

Thứ ba, bỏ quy định đánh thuế thu nhập bổ sung với thuế suất 30%

đối với phần thu nhập còn lại bình quân trên 15 triệu đồng/tháng.

Thứ tư, bỏ mức thuế suất 50% đối với cả công dân Việt Nam và người nước ngoài trong biểu thuế lũy tiến đối với thu nhập thường xuyên.

Thứ năm, nâng ngưỡng đánh thuế đối với thu nhập không thường xuyên từ 2 triệu đồng/lần lên 15 triệu đồng/lần. Đồng thời, thay thế biểu thuế lũy tiến đối với thu nhập không thường xuyên (với 6 mức thuế từ 0%

đến 30%) bằng một mức thuế suất toàn phần trên thu nhập chịu thuế ở mức 5% hoặc 10% tùy theo loại thu nhập.

Thứ sáu, việc khấu trừ theo Pháp lệnh 14/2004/PL-UBTVQH phân biệt theo 2 đối tượng: (1) Khấu trừ theo Biểu thuế lũy tiến từng phần để thực hiện kê khai nộp thuế hàng tháng vào ngân sách nhà nước với cá nhân ký hợp đồng lao động không thời hạn, có thời hạn hoặc lao động thời vụ; (2) Khấu trừ 10% trên tổng thu nhập đối với khoản chi trả cho

cá nhân có thu nhập trên 500.000 đồng/lần (trước đây là 300.000 đồng/

lần) và nộp vào tài khoản tạm thu mở tại Kho bạc nhà nước ở các tỉnh, thành phố đối với khoản chi trả cho cá nhân bên ngoài như trả tiền hoa hồng, môi giới (kể cả tiền thưởng); tiền nhuận bút, tiền giảng dạy; tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; tiền thù lao do tham gia dự án...

Mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, song trước những đòi hỏi của điều kiện kinh tế - xã hội mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập đã cho thấy những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi. Đó là:

- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa bao quát và áp dụng chưa đồng bộ, thống nhất đối với các nguồn thu nhập. Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân chỉ chiếm khoảng 4,3% trong tổng thu thuế và phí. Đây là tỷ lệ quá thấp

Lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên sâu cho công chức lãnh đạo ngành Thuế (năm 2004)

nếu đặt trong tương quan với một số nước khác trong khu vực và trên thế giới.

- Nghĩa vụ thuế còn khá cao và chưa công bằng giữa các loại thu nhập và người nộp thuế. Mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế lũy tiến từng phần lên đến 40%. Thuế suất này cao hơn nhiều một số nước, lãnh thổ ở châu Á mà người dân có thu nhập cao hơn người dân Việt Nam rất nhiều lần, chẳng hạn như Singapore thuế suất cao nhất là 22%; Nhật Bản: 37%; Thái Lan: 37%; Indonesia: 35%; Hồng Kông (Trung Quốc):

17%. Mức thuế suất cao gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý cao từ nước ngoài.

- Cấu trúc bậc thuế còn có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài, áp dụng thuế 10% đối với người Việt Nam có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên và người nước ngoài có thu nhập 8 triệu đồng/

tháng trở lên; mức thu nhập áp dụng thuế suất 40% đối với người Việt Nam có thu nhập trên 40 triệu đồng/tháng, người nước ngoài có thu nhập trên 80 triệu đồng/tháng. Mức thuế thu nhập cá nhân cao như vậy có rất nhiều bất lợi.

- Chính sách thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn này mới áp dụng giảm trừ tiêu chuẩn, thể hiện ở mức thuế suất 0% đối với phần thu nhập không vượt quá 5 triệu đồng/tháng của công dân Việt Nam và không vượt quá 8 triệu đồng/tháng đối với người nước ngoài; chưa áp dụng giảm trừ gia cảnh một cách hợp lý, có hệ thống để đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các cá nhân có hoàn cảnh gia đình khác nhau.

Để khắc phục những hạn chế và bất cập đó, thực hiện Chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2010, ngành Thuế đã nghiên cứu Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân để thay thế cho Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với với có thu nhập cao. Mặc dù chính sách thuế thu nhập cá nhân mới được xác định ban hành để áp dụng từ 1/1/2009, song nó đã được phôi thai từ những năm 2005 - 2006 để lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, nhà quản lý và trình Quốc hội vào năm 2007.

Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng và bấm nút thông qua một quyết định thay đổi toàn diện chính sách thuế thu nhập cá nhân. Sự kiện quan trọng này diễn ra vào ngày 21/11/2007 khi Quốc hội thông qua Luật Thuế thu

nhập cá nhân số 04/2007/QH12. Những nét mới chủ yếu về chính sách thuế thu nhập cá nhân được thể chế hóa trong Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 gồm có:

- Đổi tên gọi từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thành thuế thu nhập cá nhân.

- Mở rộng phạm vi xác định thu nhập chịu thuế đối với nhiều khoản thu nhập (Trước đó chỉ xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập thường xuyên từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản thu nhập không thường xuyên đối với thu nhập từ trúng thưởng xổ số; thu nhập từ quà biếu quà tặng từ nước ngoài).

Luật Thuế thu nhập cá nhân mở rộng phạm vi xác định thu nhập chịu thuế đối với các khoản thu nhập khác như: thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng (các loại trúng thưởng chứ không chỉ trúng thưởng xổ số), thu nhập từ nhận thừa kế, thu nhập từ nhận quà tặng, thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Đồng thời, Luật Thuế thu nhập cá nhân cũng chuyển đổi cách phân loại thu nhập chịu thuế từ thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên thành việc phân loại thu nhập theo nguồn phát sinh thu nhập. Bằng việc đưa thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản vào đánh thuế thu nhập cá nhân, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của cá nhân đã chuyển từ chịu thuế theo Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất sang chịu thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Điều này có nghĩa là, cùng với việc đưa hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của tổ chức sang chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, thì khi Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2009), Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở Việt Nam hoàn toàn chấm dứt hiệu lực và kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình trong hệ thống thuế Việt Nam.

- Thống nhất biểu thuế và cách tính thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài. Theo đó, biểu thuế lũy tiến đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh của cá nhân cư trú áp dụng đối với cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Mức thuế suất cao nhất và số lượng thuế suất trong biểu thuế cũng được điều chỉnh. Theo đó, thay vì 5 mức thuế suất (0%, 10%, 20%, 30% và 40%) như trước đây, Luật Thuế

thu nhập cá nhân áp dụng 7 mức thuế suất: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35% đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh của cá nhân cư trú.

- Áp dụng giảm trừ gia cảnh thay cho mức giảm trừ tiêu chuẩn. Theo đó, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/người/

tháng và cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng.

- Đưa cá nhân kinh doanh từ diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp sang chịu thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài việc kế thừa không đánh thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm và thu nhập từ kiều hối như trước đây, Luật Thuế thu nhập cá nhân còn bổ sung quy định miễn thuế thu nhập cá nhân đối với 12 khoản thu nhập khác để phù hợp với phạm vi đánh thuế mới về thuế thu nhập cá nhân.

- Áp dụng cách tính thuế mới đối với các khoản thu nhập. Theo đó, thuế thu nhập cá nhân được tính trên thu nhập tính thuế thay vì tính trên thu nhập chịu thuế như trước đó. Tùy theo loại thu nhập mà thu nhập tính thuế có thể nhỏ hơn hoặc bằng với thu nhập chịu thuế. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh thì thu nhập tính thuế bằng thu nhập chịu thuế trừ đi giảm trừ các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, trừ giảm trừ gia cảnh và trừ giảm trừ đóng góp nhân đạo từ thiện. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế và nhận quà tặng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng/lần hoặc vượt trên 10 triệu đồng/

hợp đồng. Đối với các khoản thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế bằng với thu nhập tính thuế.

- Xác định rõ nguyên tắc quản lý thuế thu nhập cá nhân là kết hợp giữa khấu trừ tại nguồn và kê khai trực tiếp của người nộp thuế. Đồng thời, chuyển toàn bộ quy định về kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế sang quy định tại văn bản pháp luật về quản lý thuế.

- Quy định rõ nguyên tắc đánh thuế theo cư trú và theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, người nộp thuế thu nhập cá nhân được phân biệt thành cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Cá nhân cư trú chịu

thuế thu nhập đối với thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân không cư trú chịu thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Với sự thay đổi toàn diện cả về tư duy quản lý, quan điểm đánh thuế, phương pháp và kỹ thuật đánh thuế nêu trên, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 thực sự là một bước cải cách quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong tiến trình cải cách hệ thống thuế của Việt Nam, thể hiện trên các phương diện cụ thể sau:

Với bước cải cách này, thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam đã được xây dựng trên các nguyên tắc “đánh thuế theo lợi ích”, “công bằng” và

“khả năng nộp thuế”. Người có thu nhập cao hơn nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế. Việc áp dụng giảm trừ gia cảnh cho phép xác định đúng khả năng nộp thuế của những người có thu nhập như nhau nhưng khả năng chi trả khác nhau do hoàn cảnh gia đình khác nhau.

Tổng cục Thuế phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức thi tìm hiểu Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2005)

Những sửa đổi, bổ sung trong chính sách thuế thu nhập cá nhân giúp sắc thuế này của Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Theo đó, cá nhân kinh doanh đưa vào diện điều tiết của thuế thu nhập cá nhân thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp; áp dụng mức giảm trừ gia cảnh thay cho giảm trừ tiêu chuẩn và phân biệt nghĩa vụ thuế đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú thay cho phân biệt nghĩa vụ thuế theo quốc tịch;

phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thay cho cách phân loại theo tần số phát sinh thu nhập.

Quản lý chặt chẽ thu nhập thông qua cơ chế khấu trừ tại nguồn và kê khai trực tiếp. Bằng những thay đổi trong cơ chế quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đảm bảo cả trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập của trách nhiệm của người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Tạo động lực khuyến khích lao động và khuyến khích sử dụng lao động chất lượng cao là người Việt Nam. Với việc giảm mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế từ 40% xuống 35% và áp dụng mức giảm trừ gia cảnh hợp lý, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã điều tiết hợp lý thu nhập, để vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa tạo động lực khuyến khích người lao động cống hiến thể lực và trí lực tạo của cải cho xã hội. Bằng việc thống nhất mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân không chỉ đảm bảo công bằng xã hội, mà còn tạo ra tiền đề để chi phí sử dụng lao động chất lượng cao là người Việt Nam ngang bằng với chi phí sử dụng lao động là người nước ngoài, qua đó, khuyến khích sử dụng lao động chất lượng cao là người Việt Nam.

Trong giai đoạn 2008-2010, chính sách thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn 2007 - 2010 tách biệt thành hai giai đoạn khác nhau. Từ năm 2008 trở về trước, chính sách thuế thu nhập cá nhân được thể chế hóa và thực hiện theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Từ 1/1/2009, chính sách thuế thu nhập cá nhân được thể chế hóa theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. Những thay đổi trong chính sách thuế thu nhập cá nhân theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã được đánh giá ở phần cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2004 - 2007.

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)