KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 313 - 317)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng với quyết tâm, nỗ lực cao của cơ quan quản lý thu nên công tác thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đạt được những kết quả quan trọng. Tổng thu nội địa do ngành Thuế quản lý giai đoạn 2001-2010 vượt 23% (tăng khoảng 417 nghìn tỷ đồng) so với dự toán pháp lệnh, đạt mức tăng thu bình quân 20,4%/năm, tăng gấp 5,8 lần so với giai đoạn 1991-2000.

Kết quả thu ngân sách nhà nước do ngành Thuế quản lý cụ thể như sau:

2.1. Giai đoạn 2001-2005:

Ngành Thuế triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005 trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: thị trường thế giới và khu vực tác động

không thuận lợi đến sản xuất kinh doanh trong nước; thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều vùng trong cả nước; hội nhập quốc tế ngày càng rộng và sâu, cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa trên trường quốc tế và ngay trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng quyết liệt. Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập quốc tế, chính sách thuế liên tục điều chỉnh theo hướng giảm nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí cho người nộp thuế...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và sự điều hành quyết liệt có hiệu quả của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự nỗ lực khắc phục khó khăn để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng với sự trưởng thành và nỗ lực của cơ quan Thuế, Hải quan nên những nhiệm vụ chủ yếu của công tác thuế đề ra trong giai đoạn 2001-2005 đã đạt được những kết quả tích cực.

Tổng số thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005 vượt dự toán khoảng 167.083 tỷ đồng; Tỷ lệ động viên bình quân đạt 22,5% so với GDP (mục tiêu đặt ra là 20%-21% so với GDP); Tốc độ tăng thu bình quân đạt 18,3%/năm (mục tiêu đặt ra là 12%/năm). Trong đó:

- Tổng số thu thuế và phí vượt khoảng 175.370 tỷ đồng, đạt tỷ lệ động viên bình quân 21,4% so GDP (mục tiêu là 18%-19% GDP), tốc độ tăng trưởng thu bình quân đạt 17,1%/năm.

- Tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý vượt khoảng 132.000 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh.

- Tổng số thu nội địa trừ dầu vượt khoảng 58.000 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh.

- Tổng số thu nội địa trừ dầu thô và các khoản thu từ sử dụng đất vượt khoảng 45.000 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh.

- Thu từ khối các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vượt khoảng 11.168 tỷ đồng so với dự toán pháp lệnh.

- Các sắc thuế chính như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh

nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt vượt mức dự toán pháp lệnh. Tổng số thu từ 03 sắc thuế này chiếm tỷ trọng 40% trong tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý.

2.2. Giai đoạn 2006-2010:

Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội tình hình tiếp tục có bước phát triển, nhờ đó công tác thu thuế giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong 5 năm (2006-2010), tổng thu ngân sách nhà nước vượt 22,8% so với dự toán và gấp 2,6 lần tổng số thu giai đoạn trước (2001-2005). Tỷ lệ động viên thu ngân sách nhà nước bình quân đạt 23% GDP so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra là 21-22% GDP. Trong đó:

- Tổng số thu thuế và phí đạt tỷ lệ động viên bình quân 22,3% so với GDP (mục tiêu 18%-19% GDP). Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và lệ phí

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trao tặng các danh hiệu thi đua tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2002

vào ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 19,6%.

- Tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý vượt 20,7% so với dự toán pháp lệnh, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 18%.

- Tổng số thu nội địa trừ dầu thô vượt 22,5% so với dự toán pháp lệnh, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 19%.

- Tổng số thu nội địa trừ dầu thô, trừ các khoản thu từ sử dụng đất vượt 16,5% so với dự toán pháp lệnh.

- Thu từ khối các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vượt 15,3% so với dự toán pháp lệnh.

- Các sắc thuế chính như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt vượt mức dự toán pháp lệnh. Tổng số thu từ 03 sắc thuế này chiếm tỷ trọng 46,6% trong tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý. Tỷ lệ này giai đoạn 2001-2005 là 40% tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý.

Cùng với sự tăng cao về số thu, cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thu nội địa tăng cao và trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (khoảng 77,2%), quy mô thu ngân sách nhà nước tăng đồng đều qua các năm. Các địa phương có quy mô thu ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng/năm tăng từ 21 tỉnh, thành phố (năm 2006) lên 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (năm 2010), trong đó có 5/63 địa phương có số thu hơn 10.000 tỷ đồng/

năm như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai.

Tổng cục Thuế đã nỗ lực triển khai Chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2010, đã chủ động, tích cực nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện các chính sách pháp luật thuế, tham mưu trình các cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội thông qua và ban hành Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tài nguyên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp… từng bước chuẩn hóa công tác quản lý thuế tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 313 - 317)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)