KIỂM TRA THUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 213 - 225)

Trong giai đoạn 2001 - 2003, công tác kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế chủ yếu được thưc hiện qua công tác kiểm tra thuế, ngành Thuế tập trung tiến hành thanh tra những vụ việc phức tạp khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2001 - 2003

Nội dung 2001 2002 2003

Số người nộp thuế đã được kiểm tra 178.546 168.578 134.757

Số thuế truy thu (triệu đồng) 1.248.302 3.603.000 4.984.451

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, đã phát hiện nhiều sai sót và các hành vi gian lận của người nộp thuế, góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước và phát huy tác dụng răn đe, phòng ngừa trốn thuế, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần đề xuất, sửa đổi nhiều điểm còn vướng mắc, chưa phù hợp với thực tế của chính sách và pháp luật thuế.

Bên cạnh những thành công nêu trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong giai đoạn 2001 - 2003 còn những hạn chế, tồn tại, đó là:

- Ngành Thuế chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết về số người nộp thuế phải kiểm tra trong năm.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, trùng lặp giữa cơ quan thuế cấp trên với cơ quan thuế cấp dưới; giữa cơ quan thuế với các

cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước.

- Thời gian thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế kéo dài, hiệu quả thanh tra, kiểm tra bị hạn chế. Việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra nhiều khi còn chậm, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

- Nhiều doanh nghiệp còn chây ỳ, không thực hiện nộp ngay các khoản thuế truy thu và phạt kịp thời vào ngân sách nhà nước đã ghi trong quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra nhưng cơ quan thuế chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý.

Ngành Thuế đã phân tích, đánh giá và nhận ra những nguyên nhân cơ bản của các hạn chế nêu trên để tìm biện pháp khắc phục, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Các văn bản pháp quy chưa quy định rõ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các đoàn thanh tra, kiểm tra, dẫn đến hạn chế quyền của đoàn thanh tra trong việc yêu cầu người nộp thuế cung cấp tài liệu hồ sơ, số liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra thuế.

- Chưa xây dựng và ban hành được hệ thống tiêu chí phân tích rủi ro phục vụ cho việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và phục cho việc lựa chọn nội dung có rủi ro cao để thanh tra, kiểm tra chuyên sâu.

- Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin kết nối qua mạng giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Công tác thanh tra chưa được tin học hoá, mọi thao tác đều phải làm bằng thủ công.

- Nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau; Lực lượng công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn mỏng, thiếu và yếu.

Trong giai đoạn 2004-2007, Luật Thanh tra năm 2004 thay thế cho Pháp lệnh thanh tra năm 1990, theo Luật đó, thanh tra thuế được định nghĩa là thanh tra chuyên ngành, các quy trình, thủ tục thanh tra thuế vừa phải tuân thủ theo quy định tại các luật thuế, vừa phải tuân thủ theo các quy định tại Luật Thanh tra.

Để cụ thể hóa những quy định pháp luật mới về thanh tra, cách thức mới về tiến hành hoạt động thanh tra thuế, ngày 31/10/2005, Tổng cục

trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kèm theo Quyết định số 1166/QĐ-TCT. Quy trình đã quy định rõ việc phân tích rủi ro doanh nghiệp trước khi tổ chức thanh tra, kiểm tra và các bước tiến hành thanh tra, kiểm tra. Nội dung quy trình thể hiện rõ các nội dung cải cách hành chính trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Nhờ việc áp dụng quy trình thanh tra mới, hiệu quả của việc thực hiện cải cách công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã được nâng cao một bước, chẳng hạn như: hạn chế việc thanh tra, kiểm tra tràn lan; giảm bớt sự chồng chéo; giảm bớt việc gây phiền hà cho doanh nghiệp. Đa số các cuộc thanh tra, kiểm tra được kết thúc đúng thời hạn quy định; xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra đúng quy định.

Để hoàn thiện tổ chức bộ máy thanh tra thuế phù hợp với Luật Thanh tra, ngày 10/1/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 04/2006/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát ký kết phối hợp đấu tranh phòng chống các hành vi phạm tội trong lĩnh vực thuế (tháng 8/2008)

tổ chức của Thanh tra Tổng cục Thuế, xác định Thanh tra Tổng cục Thuế là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức Thanh tra Tài chính thuộc Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế. Theo nội dung Quyết định này, hệ thống thanh tra ngành Thuế được thành lập và có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Việc cải cách công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nhất quán theo chiến lược chung của ngành Thuế.

Ngày 06/6/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC quy định quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính. Quy chế này xác định thanh tra thuế là hoạt động thanh tra chuyên ngành tài chính. Thanh tra thuế phải thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục thanh tra theo Luật Thanh tra năm 2004.

Một trong những trọng tâm của cải cách công tác thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2004 - 2007 và là xây dựng chương trình hỗ trợ tin học phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tại Tổng cục Thuế đã xây dựng ứng dụng theo dõi kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cấp ứng dụng quản lý thuế tự động phân tích các chỉ tiêu trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính và bảng tổng kết tài sản nhằm đánh giá rủi ro doanh nghiệp giúp cho việc lựa chọn mục tiêu thanh tra, kiểm tra chính xác, khách quan hơn.

Nhờ nỗ lực trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong giai đoạn 2004 - 2007 đã đạt được những kết quả tích cực, phát hiện và truy thu nhiều trường hợp gian lận, trốn thuế; đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước và có tác dụng ngăn ngừa, cảnh báo người nộp thuế.

Kết quả thanh tra thuế giai đoạn 2004 - 2006

Nội dung 2004 2005 2006

Số người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra 204.978 156.957 93.703 Số thuế truy thu (triệu đồng) 3.962.383 3.500.000 5.045.323

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình cải cách công tác thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2004 - 2007 vẫn còn một số hạn chế nhất định, đó là:

- Quy trình 1166 còn áp dụng chung cho cả 2 hoạt động thanh tra và kiểm tra, trong khi hai hoạt động này có mức độ yêu cầu, chuyên sâu khác nhau.

- Về tổ chức: Giai đoạn này chưa có bộ phận chuyên làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Bộ phận thanh tra thuế các cấp trong hệ thống còn luân phiên thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trong nội bộ Ngành; vì vậy, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn chưa chuyên nghiệp, chưa chuyên sâu vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

- Về công tác tin học hoá: Bước đầu mới xây dựng dữ liệu người nộp thuế trong chương trình quản lý thuế nhưng chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Trong giai đoạn 2008-2010, cải cách lớn đầu tiên trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế là đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra thuế. Ngày 28/5/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Trong cơ cấu tổ chức mới này, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế và nhiệm vụ kiểm tra công vụ được tách riêng.

Ngày 14/01/2010, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 109/QĐ- BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Thuế, trong đó xác định Thanh tra Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế, thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế. Quyết định số 109/QĐ-BTC cũng xác định nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục Thuế là cải cách công tác thanh tra theo phương pháp quản lý rủi ro. Đây là một văn bản rất quan trọng trong việc tổ chức xây dựng chiến lược phát triển công tác thanh tra, kiểm tra.

Về hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, trong giai đoạn 2008 - 2010 còn một số thay đổi quan trọng liên quan đến quy định pháp lý về xử lý vi phạm hành chính thuế. Căn cứ Luật quản lý thuế, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số

98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 thay thế Nghị định số 100/2004/NĐ- CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Ngày 14/6/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 61/2007/TT-BTC để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 98/2007/NĐ-CP. Các văn bản này đã xác định rõ hơn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế và chế tài xử phạt đối với từng hành vi vi phạm giúp cho công tác xử lý vi phạm được rõ ràng, minh bạch và phát huy được tác dụng răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế, trong đó đã quy định rõ về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, công tác cưỡng chế thu nợ thuế. Trên cơ sở đó, ngành Thuế đã xây dựng mô hình quản lý thuế theo chức năng, tách riêng bộ máy kiểm tra nội bộ, bộ máy cưỡng chế thuế thuộc ngành Thuế.

Trên cơ sở cải cách về tổ chức bộ máy và hành lang pháp lý, ngành Thuế đã khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi ban hành quy trình nghiệp vụ mới để thay thế quy trình nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra thuế trước đó. Năm 2008 đánh dấu sự thay đổi quan trọng về quy trình thanh tra, kiểm tra thuế với sự tách bạch hai nhiệm vụ này trong hai quy trình khác nhau. Cụ thể là:

Ngày 29/5/2008, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quy trình kiểm tra thuế kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT, ngày 5/5/2009, Tổng cục Thuế ban hành Quy trình thanh tra thuế kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT thay thế Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Việc xây dựng quy trình thanh tra đã bám sát nội dung cải cách công tác thanh tra đã được duyệt. Điểm cải cách quan trọng là đã tập trung phân loại đối tượng để lựa chọn đối tượng thanh tra; tập trung thanh tra các đối tượng có nhiều rủi ro có dấu hiệu gian lận về thuế; các đối tượng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế khoảng 5 năm mới kiểm tra toàn diện một lần.

Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ- TCT đã xác định rõ quy trình kiểm tra quyết toán thuế theo đúng định hướng tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010.

Ngành Thuế đã ban hành hướng dẫn về kỹ năng thanh tra đối với một số doanh nghiệp đặc thù. Việc thanh tra đã căn cứ vào sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn của doanh nghiệp để kết luận về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2008 - 2010, việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro được ngành Thuế tích cực đẩy mạnh. Tại một số cơ quan thuế (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh…) đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá rủi ro doanh nghiệp và sử dụng excel để tự động đánh giá rủi ro, phân loại doanh nghiệp có rủi ro cao phục vụ cho việc lập kế hoạch thanh tra hàng năm. Đây là tiền đề để Tổng cục Thuế nghiên cứu ban hành ứng dụng phân tích rủi ro người nộp thuế phục vụ lập kế hoạch thanh tra.

Ứng dụng quản lý thuế được nâng cấp chức năng tự động so sánh các chỉ tiêu của báo cáo tài chính và tờ khai quyết toán thuế giúp cho việc xác định doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế chính xác và khách quan hơn. Một số địa phương lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...) đã xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro và phần mềm tự động đánh giá rủi ro giúp cho việc lựa chọn doanh nghiệp cần thanh tra chính xác, khách quan hơn. Chính vì vậy, số thuế truy thu tính bình quân trên một doanh nghiệp ngày càng tăng cao.

Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng là một trong những đơn vị tiêu biểu của ngành Thuế làm tốt công tác thanh tra thuế giai đoạn 2001-2010.

Đây là đơn vị được chọn trình bày kinh nghiệm điển hình tại Đại hội điển hình tiên tiến ngành Thuế toàn quốc lần thứ III (tháng 6 năm 2010). Theo báo cáo của Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, tình trạng thất thu nợ đọng thuế, hành vi gian lận thuế, hóa đơn, chứng từ để trốn thuế vẫn còn xảy ra trên một số lĩnh vực thuế. Cục thuế Thành phố Đà Nẵng xác định cần phải đề ra các biện pháp tích cực để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng đã tăng cường và kiện toàn đội ngũ làm công tác thanh tra theo cơ cấu tổ chức mới, đảm bảo có năng lực, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu được giao; Triển khai kịp thời, đầy

đủ quy trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp; Xây dựng các tiêu thức phân loại doanh nghiệp làm cơ sở để phân tích, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế qua kê khai để lập; Xây dựng và triển khai các phương án chống thất thu thuế, chống thất thu;

Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng về từng lĩnh vực liên quan để thu thập thông tin phục vụ cho công tác thanh tra và xử lý vi phạm về thuế... Từ những biện pháp tích cực trên, Cục Thuế Đà Nẵng đã đạt được những kết quả tích cực, xử lý truy thu thuế và phạt hành chính hàng trăm tỷ đồng về hành vi khai sai thuế, trốn thuế, chống thất thu cho ngân sách nhà nước trên địa bàn, đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế; thực hiện rà soát hàng chục ngàn hồ sơ kê khai thuế có dấu hiệu nghi vấn; trên cơ sở phân tích hồ sơ khai thuế và trực tiếp làm việc với người nộp thuế, bộ phận Kiểm tra thuế đã đề xuất xử lý truy thu, phạt và yêu cầu doanh nghiệp khai bổ sung với tổng số thuế phải nộp tăng thêm hàng tỷ đồng tiền thuế.

Cục Thuế tỉnh Hải Dương cũng là một trong những đơn vị tiêu biểu của ngành Thuế làm tốt công tác thanh tra thuế giai đoạn 2001-2010. Đây là đơn vị được chọn trình bày kinh nghiệm điển hình tại Đại hội điển hình tiên tiến ngành Thuế toàn quốc lần thứ III về kinh nghiệm tăng cường công tác quản lý, chống gian lận trong sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng trên địa bàn. Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Hải Dương, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý thu trên địa bàn, ngành Thuế đã phát hiện một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sự thông thoáng cơ chế, chính sách để làm ăn kinh doanh phi pháp và vận động lôi kéo một số người dân thiếu hiểu biết về pháp luật để thành lập doanh nghiệp với mục đích mua bán và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng bất hợp pháp nhằm gian lận trốn thuế. Bằng các biện pháp nghiệp vụ kết hợp với kinh nghiệm trong quản lý thuế, thông qua thực hiện đề án chống thất thu trong lĩnh vực “thuê đất, thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường”, Cục Thuế đã phát hiện gian lận trong sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng là hết sức nghiêm trọng, với thủ đoạn hết sức tinh vi, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý của cán bộ thuế gặp phải sự chống đối rất quyết liệt của một số doanh nghiệp gian lận. Trước tình hình

Một phần của tài liệu Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (2001 đến 2010) (Trang 213 - 225)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(400 trang)