CẢI CÁCH HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THUẾ
2. CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Trong giai đoạn 2001 - 2003, cùng với việc trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngày 17/6/2003, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 08/2003/QH11. Ngày 04/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 149/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế tiêu thụ đặc biệt. Các điểm mới chủ yếu về thuế tiêu thụ đặc biệt theo các văn bản pháp quy này là:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, bổ sung thêm xổ số vào nhóm dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 15%. Việc bổ sung xổ số vào nhóm dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là nhằm điều tiết một cách hợp lý thu nhập của dân cư khi sử dụng dịch vụ này sau khi việc sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng đã loại bỏ nhóm thuế suất 20% trong đó có xổ số thuộc nhóm này. Nhóm dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt “Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe cũng được đổi thành “Kinh doanh giải trí có đặt cược” nhằm mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ với dịch vụ kinh doanh vé đặt cược đua ngựa mà áp dụng đối với bất kỳ dịch vụ kinh doanh vé đặt cược nào liên quan đến các hoạt động giải trí.
Thứ hai, điều chỉnh thuế suất của một số hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể là:
- Đối với rượu: Chia phân nhóm độ cồn từ 200 đến dưới 400 thành 2 phân nhóm độ cồn (từ 200 đến dưới 300 và từ 300 đến dưới 400). Thay vì áp dụng mức thuế suất 30%, phân nhóm có độ cồn từ 200 đến dưới 300 chuyển sang áp dụng thuế suất 25%; Nhóm có độ cồn từ 300 đến dưới 400 nâng lên mức 55%. Phân nhóm có độ cồn từ 400 trở lên nâng thuế suất từ 70% lên 75%.
- Đối với bia: Thống nhất thuế suất đối với cả bia chai, bia hộp và bia tươi ở mức 75% thay vì 2 mức trước đây là 75% và 65%. Thuế suất đối với bia hơi được điều chỉnh giảm từ 50% xuống 30%.
- Đối với ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi: Thuế suất được điều chỉnh giảm cho 3 phân nhóm ô tô theo số chỗ ngồi từ các mức 100%, 60% và 30% xuống tương ứng còn 80%, 50% và 25%. Đặc biệt, việc giảm thuế suất đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được điều chỉnh giảm theo lộ trình. Theo đó, từ mức giảm 95% trước đây xuống các mức 70%, 50%
và 30% ở các năm 2004, 2005 và 2006. Từ năm 2007 trở đi xóa bỏ hoàn toàn giảm thuế suất cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
- Đối với dịch vụ: Thuế suất đối với dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát
xa, karaoke tăng từ 20% lên 30%; đối với nhóm dịch vụ kinh doanh giải trí có đặt cược cũng tăng từ 20% lên 25%.
Thứ ba, thời hạn nộp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh từ ngày thứ 20 sang ngày thứ 25 tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thứ tư, bổ sung thêm một trường hợp cơ quan thuế ấn định giá tính thuế đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh kê khai giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn 10% giá bán trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ đó.
Với lần sửa đổi năm 2003 để áp dụng từ 1/1/2004, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đã có những thay đổi cơ bản. Những thay đổi này hướng đến một hệ thống thuế thống nhất, bổ sung lẫn nhau giữa các sắc thuế trong hệ thống thuế và đặc biệt hướng đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam theo các thông lệ quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế. Theo đó, việc xóa bỏ theo lộ trình quy định giảm thuế suất đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nước là nhằm hướng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu của WTO trong giai đoạn Việt Nam đàm phán để gia nhập tổ chức này. Thêm vào đó, thuế suất các hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh tăng hoặc giảm để đảm bảo thực hiện mục tiêu điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý trong những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Tuy vậy, so với thông lệ quốc tế, thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam vẫn còn những điểm chưa thực sự tương đồng đó là sự phân biệt về thuế suất đối với bia theo hình thức bao bì và cách phân nhóm độ cồn của rượu để quy định thuế suất.
Bước vào năm 2004, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ và Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Một số vướng mắc và bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật trên đặt ra vấn đề phải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2003/TT-BTC. Ngày 8/3/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 18/2005/TT-BTC sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 119/2003/TT-BTC.
Cũng giống như trường hợp của thuế giá trị gia tăng, trong bối cảnh phải sửa đổi sớm những nội dung không phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO mà đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đã xác định, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được sửa đổi thêm một lần nữa vào cuối năm 2005. Ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI (Kỳ họp thứ 8) đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11. Ngày 16/12/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật này. Ngày 16/12/2005, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 115/2005/TT-BTC để hướng dẫn cả về thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật và Nghị định nêu trên. Những nội dung sửa đổi cơ bản tập trung vào sửa đổi thuế suất và miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngày 14/11/2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã thông qua Cán bộ Cục Thuế Nghệ An hướng dẫn nghiệp vụ thuế cho hộ kinh doanh
cá thể (năm 2006)
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) số 27/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2009 thay thế Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2005.
Để quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) số 27/2008/QH12, ngày 16/3/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2009/NĐ-CP. Ngày 27/3/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 64/2009/TT-BTC để hướng dẫn thi hành các văn bản luật trên.
Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt lần này nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý;
- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, và không gây đột biến trong sản xuất, tiêu dùng;
- Thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế;
- Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Những nội dung sửa đổi của Luật lần này làm thay đổi kết cấu và số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành. Mặt khác, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã có 2 văn bản Luật sửa đổi, bổ sung. Do đó, để tạo thuận lợi cho việc thực hiện, lần này Quốc hội đã ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt để thay thế cho Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005.
Theo các văn bản pháp quy này, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn 2008 - 2010 có nhiều nội dung đổi mới như sau:
- Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định cả về nội dung chính sách và về quản lý thuế. Luật quản
lý thuế (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007) đã quy định các nội dung về quản lý thuế bao gồm đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toàn thuế, xử lý vi phạm, khen thưởng để thay thế cho các quy định về quản lý của các Luật thuế hiện hành. Vì vậy, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt lần này chỉ quy định các nội dung về chính sách thuế, cụ thể là quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thứ hai, về đối tượng chịu thuế: Một số mặt hàng mới được bổ sung vào đối tượng chịu thuế: (1) Xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối; (3) Tàu bay và du thuyền (trừ loại được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch); (3) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với nhóm hàng thuốc lá điếu thì bổ sung vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với “các chế phẩm khác từ cây thuốc lá”. Đối với nhóm dịch vụ chịu thuế trước đây quy định là “Kinh doanh giải trí có đặt cược” thì được sửa đổi thành “Kinh doanh đặt cược” để mở rộng phạm vi điều tiết hơn so với trước đây. Như vậy, có thể thấy việc sửa đổi về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đã diễn ra theo hướng mở rộng phạm vi điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt, từ đó mở rộng cơ sở thuế tiêu thụ đặc biệt. Với việc mở rộng cơ sở thuế như trên, số thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt có điều kiện gia tăng để bù đắp lại nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm do quá trình cắt giảm thuế quan theo cam kết với các nước ASEAN, với WTO và các nước khác trên thế giới. Thêm vào đó, việc mở rộng đối tượng chịu thuế đối với những hàng hóa, dịch vụ trên cũng giúp điều tiết, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý cũng như góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội.
- Thứ ba, bổ sung một số trường hợp sau vào diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với quy định mới về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo điều tiết đúng đối tượng cần điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó là: (1) Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh du lịch;
(2) Các loại xe ô tô theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; (3) Điều hoà nhiệt độ có công
suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
- Thứ tư, sửa đổi quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia chai, bia hộp theo hướng bỏ quy định trừ giá trị vỏ chai, vỏ hộp khỏi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thứ năm, về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành những quy định mới về thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia; với mặt hàng ô tô; xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối;
với tàu bay và du thuyền; với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê;
kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược; kinh doanh gôn. Việc sửa đổi mức thuế suất lần này nhằm mục tiêu vừa khắc phục những tồn tại, bất cập của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trước đây, vừa đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta trong Hiệp định gia nhập WTO.
Xét cả tổng thể cả quá trình điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2001 - 2010 cũng như những thay đổi trong chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt thể hiện ở Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 cho thấy, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam sau quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện đã đáp ứng đầy đủ các cam kết của Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và là công cụ quan trọng của Nhà nước điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng và phân phối thu nhập góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Cơ sở thuế đã được mở rộng hơn nhằm đảm bảo tốt hơn nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được điều chỉnh theo hướng vừa điều tiết hợp lý thu nhập của người nộp thuế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt còn những điểm cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đó là: Cơ sở thuế còn hẹp, một số đối tượng cần đưa vào diện chịu thuế để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng tốt hơn cũng như tăng thu cho ngân sách nhà nước nhưng chưa đưa vào diện chịu thuế; Thuế suất một số hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy cao vai trò hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng của thuế tiêu thụ đặc biệt…