QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 21 - 26)

1.Kiến thức:

- HS tự làm được tiêu bản tế bào thực vật (tế bào biểu bì vảy hành, ) - Tập vẽ hình đã quan sát được.

2. Kỹ năng: Rèn các thao tác thực hành, khả năng quan sát kính hiển vi và vẽ hình.

3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn dụng cụ, trung thực chỉ vẽ những hình quan sát được.

4. Năng lực phát triển trong bài

- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, vẽ hình.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim mũi mác( cho 4 nhóm).

 Mẫu vật: Củ hành tây, quả cà chua chín.

- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 củ hành tây.

Xem lại cách sử dụng kính hiển vi.

III.

PHƯƠNG PHÁP:

- Dạy học nghiên cứu tình huống - Thực hành trực quan quan sát

- Thiết kế các phương án thí nghiệm . - Thuyết trình vấn đáp

- Dạy học theo nhóm

III. T Ổ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức .(1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3’)

Cách sử dụng kính hiển vi như thế nào?.

HS trả lời :

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản.

- Mắt nhín vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ( vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

- Mắt nhìn vào thấu kính (thị kính) tay phải vặn ốc to theo chiều ngược lại cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn rõ vật nhất 3. Hoạt động khởi động: (3’)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp:

e. Tiến trình hoạt động:

GV yêu cầu hs trả lời ? trắc nghiệm :

- Khi dùng xong kính hiển vi ta phải bảo quản thế nào cho đúng:

A.Không sờ tay vào thấu kính.

B.Giữ cho kính hiển vi không bị ẩm ướt.

C. Không để rơi hay làm va chạm mạnh kính hiển vi.

D. Tháo gỡ kính ra.

Đ/A:A,B,C

-Nếu lỡ cầm tay vào thấu kính hoặc thấu kính bị dính nước thì phải : A- Dùng khăn mềm thấm dầu lau kính.

B-Rửa băng nước sạch.

C-Dùng khăn lau khô kính.

Đ/A:A

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt vào bài .

4. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Quan sát tế bào vảy hành , dưới kính hiển vi.(20’) a. Mục tiêu: Quan sát được 2 loại tế bào: tế bào biểu bì vảy hành

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

e. Tiến trình hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

GV kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh.

-GV: Trình bày mục đích yêu cầu của bài thực hành.

+Làm được tiêu bản vảy hành...

+Biết cách sử dụng kính hiển vi.

+Vẽ được hình sau khi q.sát -GV: phát dụng cụ cho các nhóm.

+Kính hiển vi +Bản kính, lá kính

+Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt +Giấy hút nước

-HS nắm được mục đích ,yêu cầu

-HS nhận dụng cụ

1: Quan sát tế bào vảy hành, dưới kính hiển vi

+Kim nhọn, kim mũi mác

- Đề xuất cách tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào biểu bì vảy hành -GV: Làm mẫu cách lấy mẫu tế bào biểu bì vãy hành

Lưu ý: tế bào vảy hành chỉ cần lấy một lớp thật mỏng trải phẳng lớp tế bào biểu bì sao cho không đè lên nhau. Thực hiện đúng thao tác sao cho không có bọt khí, nếu tiêu bản nhiều nước thì dùng giấy thấm hút bớt nước;

-GV: Đi từng nhóm giúp đỡ, giải đáp thắc mắc cho HS(nếu có)

- HS: Các nhóm đề xuất cách tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào: Vảy hành, - HS: Quan sát GV biểu diễn. Các nhóm tiến hành làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi.

Mỗi học sinh tự làm được một mẫu( tế bào biểu bì vảy hành, Quan sát dưới kính và nhận thấy các tế bào ở trong đó.

Hoạt động 2: VẼ HH̀ÌNH.(8’) a. Mục tiêu: Vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi.

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: HS vẽ được hình tế bào e. Tiến trình hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

- GV:Treo tranh H6.2 và H6.3 giới thiệu về các hình này.

- GV:Hướng dẫn HS cách vừa quan sát vừa vẽ hình.

- HS: quan sát dưới kính hiển vi đối chiếu với tranh hoặc hình.

- HS: Vẽ hình và ghi chú thích vào vở.

Nhận biết được các tế bào qua kính hiển vi thể hiện ở hình vẽ trong vở.

2: Vẽ hình

5. Hoạt động luyện tập (4’)

a. Mục tiêu: Đánh giá giờ thực hành, rút kinh nghiệm các thao tác chưa đúng.

b. Nhiệm vụ: Thấy được ưu, khuyết điểm trong giờ học, cách bảo kính hiển vi.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: HS thu dọn ,lau và cất kính.

e. Tiến trình hoạt động:

- GV đánh giá giờ thực hành về( ưu, khuyết điểm).

- GV nhắc nhở HS bảo quản kính hiển vi(Lau kính hiển vi xếp lại vào hộp).

- Nhắc trực nhật thu gom rác, lau chùi bàn ghế.

6. Hoạt động vận dụng: (5’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thự hành.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời được câu hỏi của GV e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:Em có nhận xét gì về màu sắc ,hình dạng, và cụ thể mỗi tế bào của tế bào biểu bì vảy hành.

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

Tế bào biểu bì vảy hành màu vàng nhạt,hình đa giác,mỗi tế bào ta quan sát thấy nhân ở bên trong

- GV nhận xét, chốt.

7. Hoạt động tìm tòi mở rộng( 1’) Giáo viên yêu cầu hs:

- Trả lời câu hỏi 2 sgk/22 vào vở bài tập. Hoàn thành hình vẽ tế bào vảy hành.

- Xem trước bài: “ Quan sát tế bào thực vật”.

Chuẩn bị:+ Đọc kĩ cách tiến hành làm tiêu bản và quan sát tế bào thịt quả cà chua + Mỗi nhóm( tổ) mang 1 quả cà chua chín.

Ngày soạn : 02/09/2020

Ngày dạy :6A: 6B: 6C:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(323 trang)
w