Chương VI CÁC NHÓM THỰC VẬT
Tiết 48. HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
1. Kiến thức:
-HS biết mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
- HS hiểu được sự khác nhau giữa cây Hạt trần với cây có hoa (Hạt kín).
2. Kỹ năng:
-HS thực hiện được quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.
- HS thực hiện thành thạo hợp tác trong nhóm, so sánh.
3. Phẩm chất: giáo dục HS có thói quen ý thức bảo vệ thực vật., tính cách nghiêm túc 4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: 1 cành thông nhỏ, các nón rời đã già.
Tranh của H. 40.3A và H. 40.3B.
- HS: Xem lại các bài học trước: bài 13 mục 2(các loại thân), bài 28 (cấu tạo của hoa).
Thu nhặt các nón cái thông đã chín (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,BTNB IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định tổ chức. (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: không 3. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về hạt trần,cây thông.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời ? c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.
e. Tiến trình hoạt động:
- GV hỏi: ?Hạt được tạo ra từ bộ phận nào của hoa? Hạt nằm trong quả gọi là hạt kín,vậy hạt nằm ở đâu thì gọi là hạt trần?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức(33‘) Các
bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng vở TN (1)
Đưa tình huống
xuất phát
- GV hỏi: Em có biết vào ngày lễ noel mọi người thường hay sử dụng một loài cây nào để trang trí không?
- Chúng ta thường quen gọi
“quả thông” vì nó mang các hạt.
Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ hoa (từ bầu nhụy). Vậy thông đã có hoa, quả thật sự chưa? Cây thông có cấu tạo ra sao? học bài này ta sẽ trả lời được câu hỏi đó.
- HS có thể trả lời cây sa mộc, cây thông....
(2) Hình thành
biểu tượng
ban đầu
- GV yêu cầu các cá nhân vẽ theo trí tưởng tưởng của mình về cây thông và chú thích các bộ phận (5 phút) sau đó cả nhóm sẽ lựa chọn hình ảnh đại diện nhóm lên dán trên bảng.
Lưu ý có thể tô màu theo ý thích.
- GV nhận xét qua
- GV chiếu hình ảnh về các cây ngành hạt trần.
HS vẽ cây thông theo trí tưởng tượng.
- HS các nhóm lên bảng dán sản phẩm
- Hình ảnh cây thông có chú thích.
(3) Đề xuất
giả
- Các em đã được thấy cây thông rất nhiều vậy đã bao giờ em có muốn biết những đặc điểm nào ở cây thông không?
- GV gợi ý cho học sinh đưa ra
- HS có thể đưa ra một số câu hỏi:
+ Hình dạng cây thông thế nào?
+ Cây thông sống ở môi trường nào?
- HS ghi vở các câu hỏi.
thuyết và phươn
g án kiểm chứng
các câu hỏi thắc mắc.
- Gv Theo em đặt bao nhiêu câu hỏi để giải quyết các thắc mắc của các bạn?
- Em hãy dự đoán để trả lời câu hỏi trên.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm:
Các bộ phận nếu có
Dự đoán ban đầu các bộ phận của thông
Kết quả sau thực nghiệm
Cơ quan sinh dưỡn g
Rễ Thâ n Lá
+ Cây thông sống được bao nhiêu tuổi?
+ Cây thông có đặc điểm gì?
+ Rễ thông thuộc rễ loại rễ gì?
+ Hạt thông phát tán như thế nào?
+ Thông có hoa quả không?
+ Thông có ích gì cho con người?
+ Tại sao lá thông lại có hình kim?
+ Cấu tạo cây thông?
…..
- HS toám lại 2 câu hỏi để giải quyết các thắc mắc :
+ Cây thông có đặc điểm nào?(cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng)
+ Thông có ích gì cho con người?
- Các nhóm điềm bảng phần dự đoán ban đầu.
- HS ghi vở TN phần dự đoán.
Cơ quan sinh sản
Hoa (nếu có) Quả (nếu có) Hạt
- Gv dán các bảng phụ các nhóm lên có thể cho các - Gv: làm thế nào để trả lời được các câu hỏi trên.
- Gợi ý học sinh đưa ra các tình huống nghiên cứu để trả lời các thắc mắc.
- GV cho hs thực hiện quan sát mẫu vật thật và tranh ảnh
- Hs đề ra các giải pháp + Quan sát mẫu vật thật.
+ Quan sát tranh ảnh….
- HS ghi vở TN.
- Hs ghi vở thí nghiệm các giải pháp.
(4) Tìm tòi
nghiên cứu
- Gv yêu cầu các nhóm tiến hành quan sát cành thông và cây thông con kết hợp hình ảnh trên máy chiếu điền bảng phụ mục kết quả sau thực nghiệm.
- GV lưu ý học sinh trong quá trình quan sát cần bảo vệ tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận của cây thông con để còn trồng lại cây thông sau khi quan sát.
- GV quan sát các nhóm.
- Gv cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét qua các nhóm.
- Gv theo em thông và các cây hạt trần có lợi ích gì cho con người?
- Các nhóm tiến hành quan sát điền bảng (trong 7 phút).
- Các nhóm lên bảng dán bảng phụ của nhóm mình.
- HS trả lời.
- HS ghi chép phần kết quả sau thực nghiệm
(5) - Gv chiếu bảng chuẩn kiến thức.
- HS so sánh với bảng của nhóm.
1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông.
Kết luận,
hệ thống
hóa kiến thức
- Em hãy rút ra kết luận về đặc điểm cây thông
- GV chuẩn kiến thức.
- Gv liên hệ việc bảo vệ cây xanh sau khi nghiên cứu quan sát cây thông con thì đem về trồng lại trong vườn trường
- HS rút ra kết luận.
- Thân, cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo do lá khi rụng để lại).
- Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2-3 chiếc trên cành con rất ngắn.
2. Cơ quan sinh sản (nón)
- Cơ quan sinh sản của thông là nón.
- Có 2 loại nón:
* Nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
* Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ gồm các vảy (lá noãn),
- Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn, nên hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên gọi là hạt trần.
3. Giá trị của cây hạt Trần.
- Cho gỗ tốt - Làm cảnh 5. Hoạt động luyện tập (2’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1, sgk/134.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1 sgk/134.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1 sgk/134.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
6. Hoạt động vân dụng(3’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
b. Nhiệm vụ: HS làm bài tập GV cho, trả lời câu hỏi 2 sgk/134.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 2 sgk/134.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 2 sgk/134.
So sánh đặc điểm cấu tạo, sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Cấu tạo: Thông và dương xỉ đều có rễ, thân, lá thực sự, có mạch dẫn.
Sinh sản: dương xỉ sinh sản bằng bào tử còn thông sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.)
- GV nhận xét, chốt.
7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
- GV yêu cầu học sinh đọc mục em có biết để biết thêm về giá trị của cây hạt trần.
- Hướng dẫn về nhà:
. Tìm hiểu ở địa phương có những cây hạt trần nào?
. Học bài, trả lời hai câu hỏi 1, 2 SGK vào vở bài tập.
. Xem bài mới: “ Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín”
. Mỗi nhóm chuẩn bị một vài cây có hoa( bưởi,sen,lúa,đào,phượng..).
?Nhận xét sự đa dạng của thực vật hạt kín?
?Thực vật hạt kín có những đặc điểm gì nổi bật?
Tiên Tân, ngày 25/02/2020 Kí duyệt
Ngày soạn : 20/02/2020
Ngày dạy : 6B: 6D: