Chương VI CÁC NHÓM THỰC VẬT
Tiết 56. THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thực vật trong giữ đất, giữ nguồn nước ngầm.
- Giải thích được các nguyên nhân chính gây xói mòn, lũ lụt, hạn hán….
2. Kỹ năng:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin để xác dịnh vai trò bảo vệ đất, nguồn nước và vai trò góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán của thực vật.
-Tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS có ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng.
4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh 47.1 SGK và một số ảnh chụp về nạn xói mòn, nạn ngập lụt…
- HS: Xem bài và chuẩn bị các câu hỏi phần kệnh. Sưu tầm một số tranh về nạn xói mòn, lũ lụt..
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,dạy học hợp tác,đặt và giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức ( 1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (5’)
1) Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?
2) Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu? Vì sao phải tích cực trồng cây, gây rừng?
3. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về vai trò của thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.
b. Nhiệm vụ: HS hát bài:Em vẽ môi trường màu xanh c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động:HS Hát dược bài hát :Em vẽ môi trường màu xanh . e. Tiến trình hoạt động:
- GV yêu câu lớp trưởng lên bắt nhịp cả lớp hát bài: Em vẽ môi trường màu xanh - Lớp trưởng lên bắt nhịp cả lớp cùng hát bài : Em vẽ môi trường màu xanh
- GV nhận xét, chốt vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực vật giúp giữ đất chống xói mòn( 10’) a. Mục tiêu: Hiểu được thực vật giúp giữ đất chống xói mòn.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thảo luận,trả lời ? mục /150 sgk và ? của GV.
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động:HS tra. Lời ? của GV e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV:Treo tranh H. 47.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc SGK thảo luận nhóm để thực hiện phần lệnh đầu trang SGK / 150. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy và chia từ
- HS: Quan sát tranh và H. 47.2 SGK, thảo luận nhóm (4HS) trả lời câu hỏi phần lệnh theo sự hướng dẫn của GV. Các
1.Thực vật giúp giữ đất chống xói mòn:
giấy thành phần chính giữa và bốn phần xung quanh. Mỗi thành viên sẽ viết ý tưởng của mình vào phần cạnh, sau đó thảo luận tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa.
-GV: nhận xét, chình xác hóa kiến thức: Ở đồi trọc, khi mưa đất sẽ bị xói mòn nhiều vì không có cây, không có tán lá cản dòng nước chảy xuống đất, không có rễ cây giữ đất (nên đất bị trôi đi).
-GV: cho HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi:
Để tránh hiện tượng xói mòn đất ta cần làm gì?
Vai trò giữ đất của cây?
-GV: nhận xét, chính xác hóa đáp án:
nhóm lần lượt treo kết quả thảo luận của nhóm mình. Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS: Từng HS nghiên cứu thông tin SGK, độc lập suy nghĩ tìm câu trả lời. Một HS trả lời câu hỏi và cho các em khác bổ sung.
hiện tượng trên ta cần phải tích cực trồng cây, gây rừng.
Rễ cây có vai trò giữ đất, cản dòng chảy trên mặt đất, hạn chế xói mòn, sụt lở…. Do vậy, ở những nơi như các đồi trọc hoặc bờ sông, bờ biển không có cây thường bị xói lở khi có mưa bão.
-HS: Rút ra kết luận.
- Ở các đồi rừng nhờ có tán lá làm tốc độ dòng chảy chậm lại, rễ cây bám vào đất nên hạn chế xói mòn rất nhiều.
Hoạt động 2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán( 9’) a. Mục tiêu: Hiểu được thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thảo luận,trả lời ? mục /150 sgk.
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d.Sản phẩm hoạt động:HS trả lời được ? mục /150 sgk.
e.Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
GV: yêu cầu HS quan sát H. 47.3 SGK, tìm hiểu thông tin thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi phấn lệnh SGK.
-GV: nhận xét và chốt lại: ở nơi không có rừng, khi mưa lớn đất bị xói mòn trôi xuống lấp dần lòng sông, suối. hơn nữa, do không có cây cản dòng chảy nên nước chảy nhanh, thoát không kịp tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt. Mặt khác, do không có cây giữ nước, hạn chế sự bốc hơi nước bề mặt đất, nên ở đó nhanh chóng trở nên khô cằn hạn hán.
-GV: Nguyên nhân sâu xa gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán thường xuyên là do đâu?
-HS: Quan sát hình, tìm hiểu thông tin, suy nghĩ tìm câu trả lời. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
ở nơi không có rừng, khi mưa lớn đất bị xói mòn trôi xuống lấp dần lòng sông, suối. hơn nữa, do không có cây cản dòng chảy nên nước chảy nhanh, thoát không kịp tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt. Mặt khác, do không có cây giữ nước, hạn chế sự bốc hơi nước bề mặt đất, nên ở đó nhanh chóng trở nên khô cằn hạn hán.
-HS: Do mất rừng (khai thác bừa bãi, quá mức, không phục hồi..) rút ra kết luận.
2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán:
- Mất rừng sau khi mưa lớn đất bị xói mòn sẽ lấp sông hồ, không thoát nước nhanh gây ngập lụt ở vùng thấp và hạn hán tại chỗ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Thưc vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm( 8’) a. Mục tiêu: Hiểu được thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk thảo luận,trả lời ?của GV.
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cặp đôi.
d.Sản phẩm hoạt động: HS trả lời ?của GV.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: Yêu cầu HS quan sát lại H. 47.1 A và đọc thông tin SGK trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi: Tại sao nói thực vật góp phần giữ nguồn nước ngầm?
-GV: Gọi một HS trình bày câu trả lời và các em
-HS: Quan sát tranh, đọc SGK trả lời câu hỏi.
Nước mưa rơi xuống rừng, thấm dần xuống các lớp đất tạo thành dòng chảy ngầm, rồi đổ vào các chỗ trũng tạo thành suối sông…Đó là nguồn nước ngầm quan trọng đối với tự nhiên và con người.
Do vậy, rừng (thực vật) không
3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm:
- Thực vật (rừng) không những góp phần điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, hạn hán..mà còn góp phần giữ nguồn
khác bổ sung, rồi nhận xét, chính xác hóa kiến thức.
những góp phần điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, hạn hán..mà còn góp phần giữ nguồn nước ngầm.
-HS: lĩnh hội kiến thức, rút ra kết luận.
nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp.
5. Hoạt động luyện tập (3’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1 sgk/151.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1 sgk/151.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1 sgk/151.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
1) Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
- Vì các bờ sông, bờ biển có hiện tượng xói lở do không có cây ở ven bờ. Nếu ven bờ sông, bờ biển không có cây giữ đất, khi có sóng mạnh hoặc mưa bão sẽ gây hiện tượng xói lở. do vậy người ta phải trồng cây (rừng) ở phía ngoài đê…
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
6. Hoạt động vân dụng(3’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
b. Nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi 2 sgk/151.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 2 sgk/151.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 2 sgk/151.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
2) Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước?
-Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:
Hệ rễ cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành sông suối…góp phần tránh được hạn hán.
Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái đất.
- GV nhận xét, chốt.
7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
- GV yêu cầu học sinh đọc mục:Em có biết để hiểu thêm về vai trò của rừng.
- Hướng dẫn về nhà:.Học hát bài: Trái đất này là của chúng ta .Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, Sgk /151vào vở BT.
. Xem trước bài : “Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người” phần I trả lời ?.
?Các chất hữu cơ thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì trong tự nhiên?
?Kể 1 số động vật khác ăn thực vật,1 số động vật dùng thực vật làm nơi ở?
Tiên Tân,ngày /03/2020 Hiệu trưởng kí duyệt
Ngày soạn : 18/03/2020
Ngày dạy : 6B: 6D: