CHỦ ĐỀ: SINH SẢN SINH DƯỠNG
TIẾT 35. ÔN TẬP HỌC KÌ I
1. Kiến thức: Hs biết hệ thống lại kiến thức đã học ở các chương.
2. Kỹ năng:
-HS thực hiện được Phân tích, so sánh, vận dụng kiến thức -HS thực hiện thành thạogiải thích một số hiện tượng tự nhiên.
3. Phẩm chất
-HScó thói quen thích thú đối với môn học -Tính cách nghiêm túc
4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
II. CHUẨN BI:
- GV: Hệ thống câu hỏi.
- HS: Ôn lại kiến thức đã học.
III.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp dạy học hợp tác, đặt và giải quyết vấn đề.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra miệng: (5’)
Thụ phấn là gì? Tạo sao hoa bưởi (hoa chanh) là hoa tự thụ phấn? Hoa bí đỏ (hoặc hoa nào đó) có đặc điểm nào hấp dẫn sâu bọ?
3. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh ,vui vẻ thoải mái b. Nhiệm vụ: HS đọc bài cây dây leo.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp:
e. Tiến trình hoạt động:
- GV cho 1 hs đọc bài thơ cây dây leo,1hs khác nhận xét,kể tên các bộ phận của cây dây leo?:
- Đại diện HS ,đọc ,trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Cấu tạo và hoạt động sinh lí của thực vật(25’) a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức các chương I đến IV
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
e. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV- HS Nôi dung
Các em đã tìm hiểu kiến thức ở các chương, hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức đã học chuẩn bị thi HKI.
- GV: nêu câu hỏi, yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- HS: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
1) Nêu chức năng của các thành phần ở tế bào thực vật?
2) Rễ gồm có mấy miền? Nêu chức năng của từng miền?
3) Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
4) Vì sao nói lông hút là một tế bào?
Nó có tồn tại mãi không? (2đ).
5) Điểm giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và
* 1. Chức năng của các thành phần ở tế bào thực vật:
- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng ổn định.
- Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào: chứa các bào quan. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
- Nhân: thường có 1 nhân, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
* 2. Rễ gồm có 4 miền:
- Miền trưởng thành - dẫn truyền.
- Miền hút - có lông hút chức năng hút nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng -Làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ -che chở cho đầu rễ.
* 3. Vì cây ra hoa kết quả , chất dinh dưỡng dự trữ trong củ bị giảm đi, nên phải thu hoạch củ trước khi ra hoa kết quả.
* 4 .Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của một tế bào như: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài.
- Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi.
* 5. - Giống nhau:
rễ?
6) Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó và cho ví dụ?
7) Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?
8) Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
+Có cấu tạo bằng tế bào.
+Gồm các bộ phận: Vỏ ( biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa ( bó mạch, ruột)
-Khác nhau:
+ Miền hút của rễ:
+Biểu bì có lông hút.
+Bó mạch: mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ.
+Thân non:
+Biểu bì không có lông hút.
+Bó mạch: một vòng bó mạch ( mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài).
* 6. Có 3 loại thân chính:
- Thân đứng có ba dạng:
+Thân gỗ: cứng cao, có cành như: cây mít, ổi..
+Thân cột: cứng cao không cành như: dừa, cau…
+Thân cỏ: mềm yếu, thấp như: cây cỏ, cây cà…
-Thân leo: leo bằng thân quấn hay tua cuốn như: cây trầu không, cây mướp..
- Thân bò: Cây rau má, cây khoai lang…
* 7. -Quang hợp là quá trình cây xanh nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng ( chủ yếu lá ánh sáng mặt trời) chế tạo ra tinh bột, nhả khí ôxi.
-Sơ đồ tóm tắt:
Nước + Khí cacbônic Ánh sáng (đất) (không khí) diệp lục
Tinh bột + Khí ôxi
( Trong lá) ( Lá nhả ra môi trường)
* 8. Hô hấp ở cây là quá trình lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây đồng thời thải khí cacbônic và nước.
- Vì hô hấp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
5. Hoạt động luyện tập (4’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: trả lời câu hỏi.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:Qua chương IV em đã hiểu thêm gì về thực vật?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Sau khi Hs trả lời xong các câu hỏi GV hệ thống kiến thức ở các chương nhất là chương IV.
6. Hoạt động vân dụng(4’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
b. Nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh hoặc hoa trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt. Vì ban đêm cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên cây đã lấy khí ôxi của không khí và thải ra khí cacbônic. Vì vậy, khi để nhiều cây xanh hoặc hoa trong phòng kín đẽ gây ngạt thở do thiếu ôxi.
7. Tìm tòi mở rộng(1’) - Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài theo đề cương ở chương I, II, III, IV.
+Chuẩn bị kiểm tra HKI vào tiết sau.
Tiên Tân, ngày 24/12/2020 Kí duyệt
Ngày soạn : 23/12/2020
Ngày dạy: ...