CHỦ ĐỀ: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Tiết 33. CHỦ ĐỀ: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành hai nhóm:
Hoa mọc đơn độc ( hoa hồng, sen súng..)
Hoa mọc thành cụm (hoa cúc, hoa huệ..)
hơn
5. Hoạt động luyện tập (4’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/98.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1,2 sgk/98.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/98.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
6. Hoạt động vân dụng(4’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, trả lời câu hỏi.
b. Nhiệm vụ: HS làm bài tập GV cho, trả lời câu hỏi 3 sgk/98.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 3 sgk/98, làm bài tập trắc nghiệm e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 3 sgk/98, làm bài tập trắc nghiệm.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt.
1) chọn câu trả lời đúng: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính?
a) Màu sắc của hoa.
b) Tất cả các bộ phận của hoa (đài, tràng, nhị, nhuỵ).
c) Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị nhuỵ.
d) Cả b và c.
Đáp án: c
2) Những hoa mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
- Những hoa nhỏ mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rối bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều.
7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
- Giáo viên yêu cầu hs: Tìm hiểu ngoài thực tế có những hoa nào ở địa phương là hoa đơn tính,lưỡng tính,mọc thành cụm ,mọc đơn độc.
- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK /98 vào vở bài tập.
- Xem trước bài: “ Thụ phấn”
Mỗi nhóm sưu tầm ít nhất một loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ở địa phương.
Trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK /99, 100.
Ngày dạy : ...
Tiết 34.
CHỦ ĐỀ: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH THỤ PHẤN
1.Ổn định tổ chức .(1’) 2. Kiểm tra miệng: (4’)
Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính?
3. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú vui vẻ trước khi học bài mới.
b. Nhiệm vụ: HS hát tập thể bài hát :Chị ong nâu.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: HS hát tập thể bài hát :Chị ong nâu.
e. Tiến trình hoạt động:
- GV yêu cầu bạn quản ca lên bắt nhịp cả lớp hát.
- Bạn quản ca lên bắt nhịp cả lớp hát.
- GV nhận xét, vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng thụ phấn. (5’)
a. Mục tiêu: Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, nêu khái niệm thụ phấn.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động:HS nêu được khái niệm thụ phấn.
e. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: Giảng về hiện tượng thụ phấn:
Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn (là bộ phận sinh ra tế bào sinh dục đực) và đầu nhuỵ (thuộc bộ phận chứa tế bào sinh dục cái) thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn
- GV: Thế nào là thụ phấn?
-GV Nhận xét và chốt lại
- HS: Từng HS độc lập tìm hiểu SGK và giảng giải của GV, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Một HS phát biểu câu trả lời, các em khác bổ sung.
-HS: Rút ra kết luận.