HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 181 - 188)

Chương VII. QUẢ VÀ HẠT Tiết 38. CÁC LOẠI QUẢ (PPBTNB)

Tiết 39. HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT

1. Kiến thức:

- HS biết mô tả được các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chối mầm. Phôi có 1 lá mầm (ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm).

-HS hiểu sự khác nhau của hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm 2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.

- HS thực hiện thành thạo tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo của hạt.

- Ứng xử, giao tiếp trong thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất: hình thành cho HS thói quen có ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh.

4. Năng lực phát triển trong bài:

- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

II. CHUẨN BI:

- GV: Vật mẫu thật: một số hạt đỗ đen đã ngâm nước trước một ngày và một số hạt ngô đã đặt trên bông ẩm trước 3 - 4 ngày.

Dụng cụ thực hành dành cho HS:

Kim mũi mác cho mỗi nhóm HS dùng trong việc tách bóc vỏ của hạt.

Một số kính lúp cầm tay dùng để quan sát phần phôi của hạt.

Kẻ sẵn bảng theo mẫu của SGK vào tờ bìa to. Các mảnh bìa ghi sẵn đáp án cho mỗi câu hỏi của bảng.

-HS: mỗi nhóm gồm hai HS cần chuẩn bị:

Một số hạt đậu đen đã ngâm nước trước một ngày và vài hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3- 4 ngày.

+III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,bàn tay nặn bột.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức. (1’)

2. Kiểm tra miệng: (3’)

1) Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả?

- Dựa vào vỏ quả khi chín để phân chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt.

3. Hoạt động khởi động: (5’)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về hạt và các bộ phận của hạt.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời ? c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.

e. Tiến trình hoạt động:

- GV hỏi: ?Hạt được tạo ra từ bộ phận nào của hoa?

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt vào bài mới.

4. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Tìm hiểu các bộ phận của hạt (20’)

a. Mục tiêu: Quan sát để nhận biết được các bộ phận của hạt đậu đen và hạt ngô

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk,thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao mục

� SGK/108

c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của cá nhân và nhóm.

e. Cách tiến hành hoạt động:

Các

bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng

vở TN (1)

Đưa tình huống

- Giáo viên đưa ra một vài hạt đậu ngự cho HS quan sát và đặt câu hỏi: “Theo các em bên trong hạt đậu có gì?”.

-GV yêu cầu HS: “Các em hãy

-HS quan sát hạt đậu ngự và ý thức nhiệm vụ cần làm.

xuất phát

vẽ vào giấy A3 hình vẽ theo suy nghĩ của mình những gì có bên trong hạt đậu”

-GV chọn loại đậu hạt lớn cho HS dễ quan sát

(2) Hình thành

biểu tượng

ban đầu

-GV quan sát HS vẽ để tìm các hình vẽ đúng nhưng cũng cần chú trọng đến các hình vẽ sai.

Một số biểu tượng ban đầu có thể được hình thành ở HS:

+Trong hạt đậu có nhiều hạt nhỏ

+Trong hạt đậu có cây con với lá và rễ.

+Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ.

+Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ.

+Trong hạt đậu có một cây đậu nhỏ với đầy đủ thân, lá, rễ.

HS vẽ vào giấy A3 theo suy nghĩ cá nhân của mình về những gì có bên trong hạt đậu

(3) Đề xuất

giả thuyết

phương

án kiểm chứng

-GV tập hợp ý kiến HS thành các nhóm biểu tượng. Mặc dù các hình vẽ khác nhau nhưng GV có thể gợi ý HS so sánh, phân nhóm để thấy những điểm chung trong quan niệm ban đầu của các em. Có thể có các nhóm biểu tượng:

Nhóm 1: Cho rằng trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ khác.

Nhóm 2: Trong hạt đậu có một cây đậu con với đầy đủ các bộ phận thân, lá, rễ.

Nhóm 3: Trong hạt đậu có một

-HS trình bày hình vẽ lên bảng.

cây đậu con với đầy đủ các bộ phận đang nở hoa và nhiều hạt đậu nhỏ.

Nhóm 4: Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ đang mọc rễ.

-Hướng dẫn HS đề xuất câu hỏi.

-GV ghi lại các câu hỏi HS đề xuất lên bảng.

-GV yêu cầu HS đề xuất hoạt động thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu kiểm chứng các biểu tượng về cấu tạo bên trong hạt đậu

Lưu ý nếu HS dùng từ ngữ không chính xác thì GV nên chỉnh lại là “tách” hạt đậu ra để quan sát chứ không phải là bổ/mở/cắt đôi vì làm như vậy sẽ hỏng những bộ phận bên trong

 khó quan sát.

-HS có thể đề xuất các câu hỏi:

+Có phải bên trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ?

+ Có phải cây đậu con đang nở hoa bên trong hạt đậu?

+Có phải trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ?...

-HS có thể đề xuất nhiều phương án như:

+Bổ, mở hoặc cắt đôi hạt đậu ra để quan sát

+Xem hình vẽ sách giáo khoa.

+Xem tranh vẽ khoa học chụp hình cấu tạo bên trong hạt đậu...

(4) Tìm tòi

nghiên cứu

-GV nhận xét các ý kiến các em đều có lý nhưng cả lớp chúng ta sẽ thực hiện phương án tách hạt đậu ra để quan sát, tìm hiểu cấu tạo bên trong

+GV phát cho mỗi HS 23 hạt đậu đen, ngô và hướng dẫn HS cách tách hạt và quan sát.

GV hướng dẫn HS tách hạt ở

-HS tiến hành thực hành bóc, tách hạt đậu, hạt ngô để quan sát xác định các bộ phận của hạt.

-HS vẽ lại hình quan sát vào vở thực hành

phía lưng để tránh gãy lá mầm ở bụng hạt

-Nếu HS chú thích chưa đúng thì GV khoan chỉnh sửa lại.

và chú thích các bộ phận bên trong của hạt.

(5) Kết luận,

hệ thống

hóa kiến thức

-Sau khi cả lớp thực hiện quan sát, vẽ hình, chú thích xong, GV chiếu slide 4 về tranh phóng to khoa học cấu tạo bên trong hạt đậu có chú thích.

-Để khắc sâu kiến thức cho HS đối chiếu với các biểu tượng ban đầu về cấu tạo bên trong hạt đậu ở đầu tiết.

-GV chiếu slide 5, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: Các bộ phận của hạt.

Câu hỏi

Trả lời Hạt đậu

Hạt ngô

Hạt gồm

những bộ phận nào?

Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

Phôi gồm những bộ phận nào?

Phôi có mấy lá mầm?

Chất dinh dưỡng của hạt chứa ở đâu?

 H: Hãy nêu các bộ phận chính của hạt?

-HS quan sát tranh vẽ về cấu tạo bên trong hạt đậu ở slide 4, tự điều chỉnh hình vẽ và các thuật ngữ mà các em thực hiện chưa chính xác.

-HS đối chiếu với các biểu tượng ban đầu.

-HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập về những điểm khác nhau giữa hạt đậu đen và hạt ngô. Đại diện vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

 HS nêu được các bộ phận chính của hạt.

-Hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

-Phôi hạt gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.

- Tự điều chỉnh hình vẽ và các thuật ngữ chú thích.

- GV chiếu slide 6 về nội dung các bộ phận chính của hạt, HS ghi bài.

-Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ.

Hoạt động 2. phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm (10’) a. Mục tiêu: HS thấy được sự khác nhau cơ bản của hai loại hạt này

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk,thảo luận cặp 2 thực hiện nhiệm vụ được giao mục

� SGK/109

c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 2hs.

d. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của cá nhân và nhóm.

e. Cách tiến hành hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung

GV: quan sát lại kết quả bảng phụ để trả lời câu hỏi: sự giống nhau và khác nhau giữa hạt đỗ đen với hạt ngô?

GV, các em phải nêu được:

Giống nhau: đều có vỏ hạt, chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.

Khác nhau: hạt đỗ đen có hai phần (vỏ và phôi), nhưng hạt ngô có 3 phần (vỏ, phôi và phôi nhũ).

Hạt đỗ đen có hai lá mầm, nhưng hạt ngô chỉ có một lá mầm.

Ở hạt đỗ đen, chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở hai lá mầm, nhưng ở hạt ngô, chất dự trữ lại nằm ở phôi nhũ.

- GV: cho HS đọc thông tin để trả lời 2 câu hỏi:

 Điểm khác nhau cơ bản giữa hạt hai lá mầm với hạt một lá mầm?

 Thế nào là cây Hai lá mầm và

-HS: Hs quan sát bảng phụ trao đôỉ cặp đôi để so sánh đặc điểm cấu tạo giữa hạt đỗ đen với hạt ngô. Một HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của

- HS: dựa vào thông tin SGK, tự tìm câu trả lời. Đại diện 2 HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hạt hai lá mầm với hạt một lá mầm là: phôi của hạt hai lá mầm có hai lá mầm, còn phôi của hạt một lá

2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm

- Sự khác nhau căn bản của hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm là số lá mầm trong phôi.

 Hạt cây hai lá mầm thì phôi có hai lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ ở hai lá mầm.

 Hạt một lá mầm thì phôi có một lá mầm, chất dinh dưỡng nằm trong phôi nhũ.

cây Một lá mầm?

- GV: nhận xét, bổ sung và kết luận:

- GV: lưu ý có những cây hai lá mầm có phôi nhũ (nhãn, xoài..).

mầm có một lá mầm.

Cây Hai lá mầm là cây mà phôi của hạt có hai lá mầm, còn cây Một lá mầm là cây mà phôi của hạt có một lá mầm.

- HS: rút ra kết luận.

5. Hoạt động luyện tập (2’)

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.

b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 2 sgk/108.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 2 sgk/108.

e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 2 sgk/108.

? Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo…. Vì đấy là các dấu hiệu chứng tỏ hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để hạt có thể nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

6. Hoạt động vân dụng(2’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, trả lời câu hỏi.

b. Nhiệm vụ: HS làm bài tập GV cho, trả lời câu hỏi 3 sgk/109.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 3 sgk/109, e. Tiến trình hoạt động:

Giao viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 3 sgk/109.

? Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao?

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- Hạt lạc có cấu tạo giống như hạt đỗ đen chỉ gồm có hai bộ phận là vỏ và phôi, vì chất dinh dưỡng của hạt không tạo thành một bộ phận riêng mà được chứa trong 2 lá mầm (là một phần của phôi). Vì vậy, câu nói của bạn đó chưa thật chính xác.

- GV nhận xét, chốt.

7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’) - Hướng dẫn về nhà:

+ Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 ,làm bài tập SGK /109 vào vở bài tập.

+ Chuẩn bị bài: “ Phát tán của quả và hạt”.

+ Sưu tầm các loại quả :phượng,bằng lăng,lạc,đỗ,ké,cải;hạt thông,hạt hoa sữa.

+ Làm trước bảng SGK /111 (điền các quả ở H. 34.1)

Tiên Tân, ngày 21/01/2020 Kí duyệt

Ngày soạn : 20/01/2020

Ngày dạy : ...

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 181 - 188)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(323 trang)
w