CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 103 - 107)

Kiểm tra bài cũ

Đặc điểm bên ngoài và cách xếp lá trên cây như thế nào để cây nhận được nhiều ánh sáng?

2. Hoạt động khởi động: (4’)

a. Mục tiêu: Trình bày đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp lá trên cây giúp nó nhận được nhiều ánh sáng.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp:

e. Tiến trình hoạt động:

- GV hỏi:

+ Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- Dự kiến học sinh có thể trả lời:

+ Lá có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân lá, phiến lá hình bản dẹt.

+ Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.

+ Lá ở các mấu thân xếp so le nhau giúp cho lá nhận được nhiều ánh sáng.

3. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Biểu bì (9’)

a. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của biểu bì chức năng bảo vệ và trao đổi khí.

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, quan sát mô hình thảo luận và trả lời câu hỏi phần /65sgk

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời 2 câu hỏi phần /65sgk e. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -GV: treo tranh phóng to H.

20.1, 20.3 Sgk cho HS quan sát mô hình, trao đổi nhóm và yêu cầu các em tìm hiểu thông tin để trả lời các câu hỏi sau:

Đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ và cho ánh sáng đi qua?

Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và

-HS: Quan sát tranh, tìm hiểu thông tin Sgk và trao đổi nhóm để thống nhất đáp án.

Đại diện một vài nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.

+ Biểu bì của lá gồm những tế bào xếp sát nhau, trong suốt, có vách dày phía ngoài để bảo vệ và cho ánh sáng đi qua.

+ Lỗ khí tập trung chủ yếu

1.Biểu bì

-Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo vệ là biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài dày xếp sít nhau.

-Đặc điểm phù hợp với chức năng cho ánh sáng đi qua là tế bào biểu bì không màu và trong suốt.

-Hoạt động đóng, mở

thoát hơi nước?

-GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại:

ở mặt dưới, hoạt động đóng, mở của lỗ khí giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước.

-HS: tiếp thu kiến thức và rút ra kết luận

của lỗ khí giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước.

Hoạt động 2. Thịt lá(15’)

a. Mục tiêu: Biết được tế bào chứa lục lạp lỗ khí ở biểu bì và chức năng của chúng.

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, quan sát mô hình,thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi phần /66sgk,hoàn thành phiếu học tập

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời 3 câu hỏi phần /65sgk e. Tiến trình hoạt động:

GV: Treo tranh phóng to H.

20.4 Sgk cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc thông tin, trao đổi nhóm để thực hiện phần lệnh Sgk / 66.

GV: Lưu ý khi so sánh, cần chú ý tới hình dạng, cách sắp xếp tế bào và số lượng lục lạp trong tế bào.

-HS: quan sát tranh,mô hình đọc thông tin, trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi.

+Tế bào thịt lá sát với lớp biểu bì phía trên và tế bào thịt lá sát với biểu bì phía dưới đều chứa nhiều lục lạp giúp phiến lá thu nhận được ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

+Những điểm khác nhau giữa 2 tế bào thịt lá ở phiếu học tập

2.Thịt lá -Phiếu học tập

- Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính lá chế tạo chất hữu cơ. Lớp tế bào thịt lá phía dưới có cấu tạo phù hợp chức năng chính là chứa và trao đổi khí.

Phiếu học tập

Đặc điểm Tế bào thịt lá phía trên Tế bào thịt lá phía dưới Hình dạng tế bào

Cách xếp tế bào Lục lạp

Tế bào dài.

Xếp sít nhau

Nhiều lục lạp hơn và xếp theo chiều thẳng đứng

Tế bào tròn

Xếp không sít nhau

Ít lục lạp hơn, xếp lộn xộn trong tế bào

-GV: nhận xét, hoàn chỉnh

kiến thức. -HS: Rút ra kết luận.

Hoạt động 3. Gân lá(7’)

a. Mục tiêu: Biết được chức năng của gân lá.

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, trả lời ?Gân lá có cấu tạo,chức năng gì?

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động:HS trả lời được chức năng của gân lá e. Tiến trình hoạt động:

-GV: yêu cầu HS quan sát lại H. 20.4 Sgk và nghiên cứu thông tin Sgk để trả lời câu hỏi:

?Gân lá có câu tạo như thế nào?

?Chức năng của gân lá?

-GV: nhận xét, bổ sung và chốt lại:

-HS: Từng HS quan sát, tìm hiểu thông tin Sgk, độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi. một vài HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.

+ Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá gồm các bó mạch.

+ Bó mạch gồm mạch gỗ (vận chuyển nước và muối khoáng), mạch rây ( vận chuyển chất hữu cơ) đảm bảo mối liên hệ giữa lá với cành

-HS: rút ra kết luận về gân lá.

3.Gân lá

-Gân lá gồm những bó mạch (mạch rây và mạch gỗ)

-Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng vận chuyển các chất.

4. Hoạt động luyện tập (3)

a. Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo, chức năng của phiến lá, b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs lên bảng chỉ các bộ phận của lá Bàng cho biết chức năng của phiến lá.

-HS lên bảng chỉ trên mẫu vật,HS khác nhận xét bổ sung.

5. Hoạt động Vận dụng (3’)

a. Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo, chức năng của phiến lá,vận dụng làm bài tập b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: HS làm được bài tập điền từ e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs:

Cho các từ: Lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, bảo vệ, đóng mở. Hãy chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây:

- Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào……….(1) trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng………(2) cho các phần bên trong của phiến lá.

- Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều…….(3). hoạt động ……..(4) của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.

- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều……..(5) có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.

- Gân lá có chức năng……….(6) các chất cho phiến lá.

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

1. Biểu bì; 2. Bảovệ; 3. Lỗ khí; 4. Đóng mở; 5. Lục lạp; 6. Vận chuyển.

6. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’) Giáo viên yêu cầu hs:

+ Tìm hiểu thêm về cấu tạo của phiến lá?Tại sao có phiến màu đỏ,màu vàng + Đọc mục em có biết.

+ Làm thí nghiệm bịt băng dính đen vào lá khoai lang./68sgk,thí nghiệm H21.2/69sgk +? Khi có ánh sáng lá cây tạo ra chất gì?

+ Giờ học sau mang sản phẩm lá cây đã làm TN đến lớp,mang cốc đựng rong đuôi chó

Ngày dạy: ...

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(323 trang)
w