Tiết 40: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I.MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 188 - 193)

Chương VII. QUẢ VÀ HẠT Tiết 38. CÁC LOẠI QUẢ (PPBTNB)

Tiết 40: Tiết 40: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-HS biết được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt

- HS hiểu được vì sao một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa.

2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được hợp tác trong nhóm để thu thập, xử lí thông tin về đặc điểm cấu tạo của quả và hạt thích nghi với các cách phát tán khác nhau.

- Hs thực hiện thành thao tự tin khi trình bày ý kiến trong thảo luận, báo cáo.

- Ứng xử, giao tiếp trong thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất: Giáo dục hs có thói quen ý thức bảo vệ động vật và thực vật. Khuyến khích HS tính cách tìm hiểu khám phá những điều lý thú của thế giới thực vật.

4. Năng lực phát triển trong bài:

- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Tranh vẽ theo H. 34.1 SGK.

- HS: Có thể sưu tầm các loại quả và hạt có trong H. 34.1 hoặc một số quả và hạt tương tự(hạt thông,đậu bắp,quả ké,hạt hoa sữa,quả phượng,quả bằng lăng). Mỗi HS kẻ trước vào vở bảng ở trang 111 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,dạy học hợp tác,dặt và giải quyết vấn đề

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định. (1’)

2. Kiểm tra miệng: (5’)

1) Hạt gồm có những bộ phận nào? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

2) Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm?

- Giống nhau: hai loại hạt này đều có vỏ, phôi và chất dự trữ.

- Khác nhau: Hạt của cây hai lá mầm phôi có hai lá mầm, chất dinh dưỡng ở hai lá mầm.

Hạt của cây một lá mầm phôi có một lá mầm, chất dinh dưỡng nằm trong phôi nhũ.

3. Hoạt động khởi động: (5’)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về phát tán của quả và hạt.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để kể câu chuyện :Sự tích dưa hấu.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.

e. Tiến trình hoạt động:

- GV hỏi: Em nào có thể kể được : Sự tích dưa hấu.?

- Đại diện HS kể, các bạn khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt vào bài mới.

4. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách phát tán của quả và hạt (11’) a.Mục tiêu: Nhận thấy các quả và hạt phát tán bằng nhiều cách.

b.Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk thực hiện nhiệm vụ được giao mục � SGK/110,111?

c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động:hs hoàn thành bảng/111sgk.

e. Cách tiến hành hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung

GV: Treo tranh phóng to H. 34.1 SGK cho

HS quan sát và yêu cầu các em thảo luận cặp đôi điền, hoàn thành phiếu học tập (ghi nội dung bảng trang 111).

-HS: Từng HS độc lập quan

1. Các cách phát tán của quả và hạt

Qủa và hạt có những đặc điểm thích nghi với

- GV: phân tích, chỉnh sửa và hoàn chỉnh kiến thức.

-GV: Quả và hạt có những cách phát tán nào?

-GV: chúng ta thấy động vật có vai trò quan trọng trong sự phát tán quả và hạt. Vậy các em phải làm gì để góp phần giúp cho sự phát tán quả và hạt tốt hơn (giúp cho sự duy trì và phát triển nòi giống)?

BVMT:Vai trò của động vật trong tự phát tán của quả và hạt- hình thành ý thức bảo vệ động vật của học sinh

sát tranh và những quả mang đế lớp, tự điền và hoàn thành phiếu học tập. Ba HS lên bảng trình bày kết quả điền phiếu học tập: một HS điền cột “ Nhờ gió”, một HS điền cột “ Nhờ động vật”, và một HS điền cột “ Tự phát tán”, các em khác nhận xét, bổ sung.

- HS: 1-2HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung - HS: rút ra kết luận.

- HS: Để giúp cho sự phát tán quả và hạt nhờ động vật diễn ra tốt hơn thì các em phải có ý thức bảo vệ động vật.

nhiều cách phát tán:Nhờ gió,nhờ động vật,nhờ nước,nhờ con người,tự phát tán.

TT Tên quả và hạt Cách phát tán

Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán

1 Quả chò 

2 Quả cải 

3 Quả bồ công anh 

4 Quả ké đầu ngựa 

5 Quả chi chi 

6 Hạt thông 

7 Quả đậu bắp 

8 Quả cây xấu hổ 

9 Quả trâm bầu 

10 Hạt hoa sữa 

Hoạt động 2 Tìm hiểu các hoạt động thích nghi với cách phát tán của quả và hạt (15’)

a. Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm của quả và hạt thích nghi với cách phát tán.

b. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

c.Sản phẩm hoạt động: hs chia được các loại quả có các đặc điểm thích nghi với các cách phát tán điền vào phiếu học tập,trả lời được các câu hỏi mục�sgk/111.

d.Cách tiến hành hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung

-GV: yêu cầu HS quan sát các quả (mang đến lớp) và tranh phóng to H. 34.1 SGK, dựa vào kết quả điền phiếu học tập để thực hiện phần lệnh SGK /111.GV:

lưu ý: Hãy chú ý đến đặc điểm cấu tạo của từng loại quả để rút ra các đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của chúng

- GV: nhận xét, bổ sung và chốt lại

Con người cũng giúp nhiều cho sự phát tán của quả và hạt bằng nhiều cách: xuất nhập khẩu giống quả và hạt giữa các nước, giữa các vùng miền. Kết quả là nhiều loại quả và hạt được phát tán nhanh chóng tới các vùng, miền và các nước khác nhau.

- HS: quan sát các quả (mang đến) và tranh, dựa vào kết quả điền phiếu học tập, thảo luận nhóm để thống nhất đáp án.

Bốn HS đại diện cho nhóm (được GV chỉ định) trả lời các câu hỏi, các em khác chỉnh sửa, bổ sung.

-HS: rút ra kết luận.

2. Đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt:

- Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm có cánh, túm lông .

Ví dụ: quả chò, quả trâm bầu..

- Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có đặc điểm có nhiều gai, móc để bám vào lông động vật. Hoặc quả mà động vật ăn được (vỏ hạt cứng không bị tiêu hóa, hạt theo phân động vật vương khắp nơi). Ví dụ: quả ké đầu ngựa, hạt thông…

- Quả và hạt tự phát tán vỏ quả tự tách hoặc mở ra cho hạt tung ra ngoài.

Ví dụ: quả đậu, quả cải…

- Quả và hạt còn phát tán nhờ người (vận chuyển đi khắp nơi) hoặc nhờ nước.

5. Hoạt động luyện tập (3’)

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.

b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/112.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1,2 sgk/112.

e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/112.

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

6. Hoạt động vân dụng(4’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, trả lời câu hỏi.

b. Nhiệm vụ: HS làm bài tập GV cho, trả lời câu hỏi 3 sgk/98.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 4 sgk/112, làm bài tập trắc nghiệm e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 4 sgk/112, làm bài tập trắc nghiệm.

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

1)Sự phát tán là gì?

a) Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió.

b) Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật.

c) Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống.

d) Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.

2) Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật?

a) Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có mó. b) Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh.

c) Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật. d) Câu a và c.

Đáp án: 1. c, 2. d

7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)

- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3,4 SGK /112.

- Xem trước bài: “ Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm”

- Chuẩn bị thí nghiệm: mỗi nhóm chuẩn bị bốn cốc, mỗi cốc cho 10 hạt đậu xanh.

- Cốc 1: để khô.

- Cốc 2: đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7cm.

- Cốc 3: lót dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm.

- Cốc 4: hạt đỗ trên bông ẩm đặt trong tủ lạnh hoặc trong hộp xốp đựng nước đá.

Nêu được những điều kiện cần cho hạt nảy mầm? Trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK /114.

Tiên Tân, ngày 21/01/2020 Kí duyệt Ngày soạn : 27/01/2020

Ngày dạy : ...

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 188 - 193)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(323 trang)
w