CHỦ ĐỀ: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Tiết 37: CHỦ ĐỀ: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- HS hiểu sơ bộ về khái niệm sinh sản hữu tính.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được tìm kiếm thu nhận kiến thức từ hình vẽ - HS thực hiện thành thạo việc tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Phẩm chất: Giáo dục hs ý thức và bảo vệ cây
4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BI:
- GV: Tranh vẽ theo H. 31.1 SGK.
- HS: Ôn lại bài cấu tạo và chức năng của hoa. Xem lại khái niệm về thụ phấn.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,dạy học hợp tác,dặt và giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức. (1’)
2. Kiểm tra miệng: (5’)
1) Trình bày đặc điểm của cây thụ phấn nhờ gió?
2) Khi nào thì ta chủ động thụ phấn cho hoa?
3. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về thụ tinh kết hạt và tạo quả.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời ? c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.
e. Tiến trình hoạt động:
- GV hỏi: ?Quả được tạo ra từ bộ phận nào của hoa?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiện tượng nảy mầm của hạt (6’) a.Mục tiêu: HS trình bày được quá trình nảy mầm của hạt.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk,trả lời ? Sự nảy mầm của hạt phấn diễn ra như thế nào?
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
d.Sản phẩm hoạt động: Hs trả lời được hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung -GV: treo tranh phóng to H. 31 SGK
cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc thông tin, trả lời câu hỏi: Sự nảy mầm của hạt phấn diễn ra như thế nào?
- GV: nhận xét và kết luận.
- HS: HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK và tìm câu trả lời. Một HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.
- HS: Lĩnh hội kiến thức và rút ra kết luận.
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn:
- Hạt phấn nảy mầm, tạo ống phấn, đưa tế bào sinh dục đực đến gặp noãn.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự thụ tinh(10’)
a. Mục tiêu: HS trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk ,thảo luận cặp 2,trả lời ? mục � SGK/103và 2 ? của gv.
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d.Sản phẩm hoạt động:HS trả lời được 2 ? mục � SGK/103,và 2 ? của Gv.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra khi tế bào sinh dục đực chui vào noãn?
Thụ tinh là gì?
Tại sao nói sinh sản có hiện tượng thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
Thụ tinh khác thụ phấn ở điểm nào?
GV nhận xét chốt kiến thức.
- HS: nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. Đại diện một vài nhóm HS trả lời các câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, trong đàm thoại, các em phải nêu được:
Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành tế bào mới (hợp tử).
Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái ở trong noãn tạo thành hợp tử.
Vì có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
Thụ tinh có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái. Còn thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
2. Thụ tinh
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử, đó là sinh sản hữu tính.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về sự kết hạt và tạo quả(10’)
a. Mục tiêu: HS trình bày được quá trình kết hạt và tạo quả.
b.Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk ,thảo luận,trả lời ?mục � SGK/104 c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời được ? mục � SGK/104 e Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: Cho HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK / 104?
-GV: nhận xét , chính xác hoá đáp án
-GV: lưu ý: những bộ phận khác của hoa héo dần rồi rụng đi. Tuy nhiên ở một số ít cây, ở quả vẫn còn lại dấu tích của một số bộ phận như đài, vòi nhuỵ (quả hồng, cà chua, chuối, ngô).
-HS: nghiên cứu thông tin, trao đổi nhóm tìm ra câu trả lời và cử đại diện trình bày đáp án. Đại diện 3 nhóm HS trình bày, các em khác bổ sung.
Hợp tử sẽ phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt, vỏ noãn tạo thành vỏ hạt, phần còn lại của noãn tạo thành bộ phận chứa chất dự trữ.
Mỗi noãn được thụ tinh hình thành một hạt, vì vậy số lượng hạt tuỳ thuộc vào số lượng noãn được thụ tinh.
Quả do bầu phát triển thành, quả chứa hạt và có chức năng bảo vệ hạt.
3. Kết hạt và tạo quả
- Hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Vỏ noãn tạo thành vỏ hạt, phần còn lại của noãn tạo thành bộ phận chứa chất dự trữ.
- Trong bầu có nhiều noãn sẽ hình thành nhiều hạt.
- Quả do bầu phát triển thành, bảo vệ hạt.
5. Hoạt động luyện tập (3’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi : Thế nào là sự thụ tinh. Ở thực vật có hoa, thụ tinh có quan hệ như thế nào với thụ phấn?
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Hs trả lời câu hỏi Thế nào là sự thụ tinh. Ở thực vật có hoa, thụ tinh có quan hệ như thế nào với thụ phấn?
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi Thế nào là sự thụ tinh. Ở thực vật có hoa, thụ tinh có quan hệ như thế nào với thụ phấn?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
+Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử, đó là sinh sản hữu tính.
+ Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
6. Hoạt động vân dụng(4’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, trả lời câu hỏi.
b. Nhiệm vụ: HS làm bài tập GV cho, trả lời câu hỏi 2 sgk/104.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 2 sgk/104.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 2 sgk/104.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
+Quả do bầu nhuỵ biến đổi thành.
+Hạt do noãn biến đổi thành.
+Một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại một số bộ phận của hoa ví dụ như phần đài hoa vẫn còn lại trên quả các loại cây như cà chua, ổi, hồng, thị…, phần đầu nhuỵ , vòi nhuỵ: chuối, ngô. Có khi đài còn phát triển thành bộ phận phát tán như cánh (quả chò), hay lông (quả các cây họ cúc).
- GV nhận xét, chốt.
7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
- GV yêu cầu học sinh đọc mục em có biết để biết về 1 số giống cây không hạt.
- Hướng dẫn về nhà:
.Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2 Sgk /104vào vở BT.
. Xem trước bài: “ Các loại quả”.
.Chuẩn bị: Mỗi nhóm mang theo các loại quả: đu đủ, cà chua, chanh, đậu Hà Lan (đậu que, đậu xanh…), táo, chò (dầu).
Tiên Tân, ngày 14/01/2020 Kí duyệt
Ngày soạn : 13/01/2020
Ngày dạy : ...