Vận chuyển các chất trong thân

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 76 - 84)

1. Ổn định tổ chức .(3’)

Kiểm tra bài cũ: Cây gỗ to ra nhờ bộ phận nào? Cây thân cỏ có to ra được không? Vì sao?

2. Hoạt động khởi động: (3’)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp:

e. Tiến trình hoạt động:

- GV hỏi: Làm thế nào để biến bông hoa màu trắng thành đỏ,xanh,tím - Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt vào bài mới.

3. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan (17') a. Mục tiêu: Biết nước và muối khoáng vận chuyển qua mạch gỗ

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Phương thức thực hiện: PP bàn tay nặn bột,

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

e. Tiến trình hoạt động:

Các bước

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Sử dụng vở TN

Những điều GV cần lưu

ý Bước 1:

Đưa ra tình huống xuất phát

Giáo viên đưa ra mẫu vật là 1 cây có đủ rễ, thân, lá.

Yêu cầu HS quan sát.

? Bộ phận nào của cây có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất?

?Lá cây có cần nước và muối khoáng không?

? Vậy rễ hút nước từ rễ muốn lên được lá cần phải đi qua bộ phận nào của

Học sinh nghe, quan sát giáo viên mô tả.

Đại diện HS trả lời

- Lông hút (rễ)

Đại diện HS trả lời.

- có

Đại diện HS trả lời.

Cho HS chọn các cây dễ quan sát và xác định vị trí

cây?

Gv yêu cầu HS viết suy nghĩ của mình bộ phận nào của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng vào phiếu học tập

- Thân, cành.

Bước 2:

Hình thành

biểu tượng ban đầu

của học sinh

Gv thu phiếu học tập của HS theo các nhóm biểu tượng ban đầu. chú trọng đến các biểu tượng chưa đúng. Gv hỏi những HS đưa ra các ý kiến chưa đúng đó:

? Theo em bộ phận nào của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng?

HS suy nghĩ của cá nhân bộ phận nào của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng -HS có thể đưa ra các ý kiến như:

+ Vỏ của thân + Trụ giữa.

+ Biểu bì.

+ Thịt vỏ + Mạch rây + Mạch gỗ.

HS vẽ vào vở thí nghiệm bộ phận của thân vận chuyển

nước và

khoáng

Bước 3:

Đề xuất giả

thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết

Khi HS đưa ra biểu tượng ban đầu của các em GV lựa chọn các hình vẽ có chung biểu tượng ban đầu để xếp vào cùng 1 nhóm.

Cụ thể là:

- Nhóm biểu tượng 1:

Phần vỏ của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Nhóm biểu tượng 2:

Phần trụ giữa của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Có phải Phần vỏ của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng?

- Nhóm biểu tượng 3:

Phần ruột của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Nhóm biểu tượng 4:

Phần thịt vỏ của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Nhóm biểu tượng 5:

Phần mạch rây của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Nhóm biểu tượng 6:

Phần mạch gỗ của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Nhóm biểu tượng 7:

Phần biểu bì của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

GV yêu cầu HS đề xuất hoạt động thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu cho các câu hỏi xuất phát từ sự khác nhau của các biểu tượng ban đầu của HS

? Để biết được bộ phận nào của thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng em làm như thế nào?

HS có thể đề xuất các phương án như:

+ xem sách giáo khoa

+ tìm hiểu trên mạng CNTT + Tiến hành thí nghiệm như SGK.

Bước 4:

Tìm tòi nghiên

cứu

Gv khéo léo nhận xét tất cả các ý kiến mà HS đưa ra đều có lý nhưng cả lớp sẽ thực hiện phương án.

Đặt 2 lọ hoa chứa 2 bông

HS tiến hành

quan sát HS chú thích vào hình vẽ trong vở thí nghiệm

hoa trắng đã chuẩn bị ở nhà:

+ lọ 1: cắm trong nước trắng.

+ lọ 2: cắm trong nước màu.

? em có nhận xét gì về 2 lọ hoa đó?

(Màu sắc)

? Tại sao lại như vậy?

Gv cả 2 lọ đều có nước nên thân vận chuyển nước lên cành, lá hoa,...

+ Lọ 1 là nước trắng lên ta thấy màu sắc của hoa vẫn giữ nguyên như ban đầu + Lọ 2 nước chúng ta cho thêm mực (có thể coi là muối khoáng) nên có màu giống màu nước.

GV: Vậy muốn biết bộ phận nào của thân cành hoa đó vận chuyển nước em phải làm gì?

Yêu cầu HS để rễ dàng quan sát hướng dẫn HS cắt bớt phần cành ở dưới nước rồi dùng kính lúp quan sát thân của 2 cành hoa có gì khác nhau.

? Phần nào của thân ta quan sát thấy có màu giống với màu mực?

GV: vậy sự vận chuyển

HS: Màu sắc hoa lọ 2 tối hơn (giống màu của cốc nước cắm) HS: 2 cành hoa đó đều vận chuyển nước lên cành, lá, hoa.

Nhưng ở lọ 2 thân cây hút nước màu nên hoa có màu đó.

HS tiến hành quan sát: Xem phần thân chỗ nào có màu sắc giống với màu mực.

HS: Phần trụ giữa

Lưu ý cho HS chọn loại hoa cúc,hay hồng

trắng,chọn màu nước đậm

để dễ quan sát

nước và muối khoáng trong thân nằm ở phần trụ giữa.(phần vỏ bị loại) GV Yêu cầu HS tiếp tục quan sát

? Nơi có màu sắc đó nằm ở vị trí nào của trụ giữa?

(Phần ruột bị loại)

GV: vậy muốn biết là loại mạch nào vận chuyển nước và muối khoáng ta làm thế nào?

HS trả lời: Phía ngoài.

Bước 5:

Kết luận, hệ thống hóa kiến

thức

Yêu cầu HS mở SGK đối chiếu với tiến trình thực hành vừa làm

? Loại mạch nào có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng?

GV chốt lại kiến thức chuẩn: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.

HS nghiên cứu thông tin, đối chiếu với SGK trả lời

HS ghi kiến thức vào vở

Điều chỉnh hình vẽ và chú thích trong vở TN

Hoạt động 2. Vận chuyển chất hữu cơ(13’)

a. Mục tiêu: Biết chất hữu cơ được vận chuyển qua mạch rây.

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

e. Tiến trình hoạt động:

4. Hoạt động luyện tập (4’)

a. Mục tiêu: Hiểu chức năng của mạch gỗ và mạch rây trong thân cây.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập trắc nghiệm c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: HS làm được bài tập trắc nghiệm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV: Cho HS đọc thí nghiệm và quan sát H.17.2( hoặc tranh ảnh về hiện tượng này hoặc mẫu vật), trao đổi nhóm để thực hiện phần lệnh Sgk /55.

- Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to?

- Mạch rây có chức năng gì?

- Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống các cây ăn quả như cam, bưởi, nhãn, hồng xiêm…?

- GV: yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

-GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.

BVMT Không buộc dây kẽm trên thân cây, để giúp cây vận chuyển chất hữu cơ

-HS: Đọc thí nghiệm, quan sát hình và trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. Một vài HS (được GV gọi) trả lời câu hỏi , các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của Gv các em nêu được:

 Khi bóc vỏ cây, mạch rây nằm ở phiá ngoài tầng sinh trụ cũng bị bóc theo.

- Mạch gỗ gồm những tế bào có vách dày, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ lên thân, lá

Vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển trong mạch rây từ phiá ngọn xuống bị ứ đọng ở mép vỏ phiá trên.

 Tại đây có nhiều chất dinh dưỡng nên phát triển mạnh và phình to ra.

Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ.

Khi nhân giống các cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn,hồng xiêm) nhân dân ta thường chiết cành.

- HS: Rút ra kết luận.

2. Vận

chuyển chất hữu cơ

-Mạch rây gồm những tế bào sống

có vách

mỏng. Mạch rây ở phần vỏ, khi bóc vỏ cây, mạch rây mất đi chất hữu cơ từ lá xuống bị ứ đọng làm sùi vỏ.

- Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ .

e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs:

+ Chọn câu trả lời đúng: Chức năng của mạch rây là

a) Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch rây.

b) Mạch rây gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ.

c) Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.

d) Cả a và b.

+ Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt.

5. Hoạt động vân dụng(4’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:

Tại sao nhân dân ta thường nhân giống các cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, hồng xiêm

… bằng cách chiết cành?

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt.

6. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’) Giáo viên yêu cầu hs:

- Học bài ,trả lời ? cuối bài,làm bài tập trong sách bài tập.

- Đọc trước bài 18 :Biến dạng của thân ,cho biết có những loại thân biến dạng nào ? - Mỗi nhóm HS mang theo củ khoai tây có mầm, củ gừng( nghệ), củ hoàng tinh, 1 đoạn xương rồng 3 cạnh (5 cạnh).

Ngày dạy: ...

CHỦ ĐỀ: THÂN

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(323 trang)
w