Chương VI CÁC NHÓM THỰC VẬT
Tiết 53. ÔN TẬP I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: hs biết củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học ở các chương. HS hiểu và vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế.
2. Kỹ năng: HS thực hiện được trực quan, thảo luận, HS thực hiện thành thao phân tích, so sánh.
3. Phẩm chất: Giáo dục tính tìm tòi, yêu thích môn học.
4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: hệ thống câu hỏi và tranh các bộ phận của hoa, hạt.
- HS: Ôn lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,dạy học hợp tác,dặt và giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra miệng: kiểm tra trong khi ôn tập.
3. Bài mới: (38’)
Hoạt động của GV – HS Nội dung GV: đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm. HS
vận dụng kiến thức đã học để làm.
Câu hỏi: chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau.
1)Sau khi thụ tinh, ở hoa có những biến đổi gì?
a) Hợp tử phát triển thành phôi.
b) Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
c) Bầu phát triển thành quả chứa hạt.d) Cả a, b, c.
2) Dựa vào đặc điểm vỏ quả, có thể chia quả thành mấy nhóm?
a) Hai nhóm: quả khô và quả mọng.
b) Hai nhóm: quả khô và quả hạch.
c) Hai nhóm: quả khô và quả thịt.
d) Hai nhóm: quả mọng và quả hạch.
3) Hạt gồm những bộ phận nào?
a) Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
b) Vỏ, lá mầm, chồi mầm.
c) Vỏ, phôi nhũ, chối mầm.
d) Vỏ, thân mầm, rễ mầm.
4) Tảo là thực vật bậc thấp vì:
a) Có diệp lục, sống dưới nước.
b) Cấu tạo đơn giản, sống dưới nước.
c) Sống dưới nước, chưa có rễ, thân, lá.
d) Có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá.
5) Rêu khác tảo ở đặc điểm:a) Cơ thể cấu tạo đa bào.
b) Cơ thể có dạng rễ giả, thân lá thật.
1.Trắc nghiệm:
1) d.
2) c.
3) a.
4) c.
c) Cơ thể đã phân hóa thành một số mô.
d) Cơ thể có chứa diệp lục.
5) b.
-GV: Thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
1) Hoa gồm những bộ phận nào?
Bộ phận nào là quan trọng nhất?
2) Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
3) Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
4) Vì sao người ta thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô?
- HS: vận dụng kiến thức đã học, trao đổi nhóm (2HS), trả lời câu hỏi. Đại diện một vài nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- GV: nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
2. Tự luận:
1) Hoa điển hình gồm các bộ phận chính là:
Cuống hoa, đế hoa, lá đài, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
- Nhị gồm: Chỉ nhị, bao phấn chứa nhiều hạt phấn.
- Nhuỵ gồm: đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu chứa noãn.
Nhụy và nhị là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa và là bộ phận quan trọng nhất.
2) Những hoa nhỏ mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa.
Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều.
3) Ích lợi của việc nuôi ong trong vườn cây ăn quả là:
- Ong lấy phấn hoa: làm cho khả năng hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phấn cao hơn do đó sẽ cho ra nhiều quả hơn.
- Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa do đó sẽ tạo nhiều mật hơn.
4) Người ta thu hoạch đỗ xanh , đỗ đen trước khi chín khô là vì: nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
6: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Hãy kể tên ba loại quả khô và ba loại quả thịt có ở địa phương em? ( 3đ)
6: Dựa vào đặc điểm vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt.
-Quả khô khi chín thì vỏ khô,cứng, mỏng.có hai loạiquả khô:quả khô nẻvà quả khô không nẻ.
-Quả thịt khi chín mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả.Có hai loại quả thịt: quả mọng và quả hạch.
Ví dụ:Các quả khô có ở địa phương: quả đậu bắp,
7: Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm gì? ( 2đ).
8: Trình bày và giải thích thí nghiệm hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? (2đ).
9: Vì sao người ta xếp tảo vào nhóm thực vật bậc thấp? (1đ).
quả chò, quả đậu xanh…
Các quả thịt: quả chanh, táo, cà…
7: Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm là quả có nhiều gai, móc để vướng vào lông, da hoặc những quả được động vật thường ăn (quả mà động vật ăn được).
8: Cách tiến hành: chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào ba cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 để nguyên, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6-7cm, cốc 3 lót dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để ba cốc ra chổ mát (0.5đ).
Kết quả: sau 3- 4 ngày đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc (1.5đ).
Cốc 1: 10 hạt đều không nảy mầm ( hạt khô có không khí nhưng không có nước)
Cốc 2: hạt chỉ nứt và trương lên chứ không nảy mầm (hạt ngập trong nước thiếu không khí nên không hô hấp được).
Cốc 3: cả 10 hạt đều nảy mầm (có độ ẩm thích hợp, có không khí).
9:Tảo là thực vật bậc thấp vì tảo có diệp lục sống tự dưỡng nhưng cơ thể cấu tạo đơn giản chưa có rễ, thân, lá. Sống dưới nước.
4. Hoạt động luyện tập - vận dụng: ( 5’)
- Hệ thống lại kiến thức giúp học sinh nắm vững kiến thức.
- Nhận xét việc chuẩn bị và Phẩm chất học tập của hoạc sinh.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’) - Học bài: học từ học kì II từ tiết 37.
- Tiết sau:chuẩn bị giấy, Kiểm tra một tiết.
Tiên Tân,ngày /02/2020 Hiệu trưởng kí duyệt
Ngày soạn : 18/02/2020 Ngày dạy : 6D: