1. Ổn định tổ chức .(1’) 2. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp:
e. Tiến trình hoạt động:
- GV hỏi:
Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt.
- Dự kiến học sinh có thể trả lời:
+ Lấy hai bình thuỷ tinh đựng nước có ít muối khoáng. Bình A pha thêm mực đỏ, bình B không pha mực. Cắt 2 cành hoa hồng trắng hoặc hoa huệ trắng, cấm vào hai bình để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian quan sát thấy cánh hoa ở bình A có màu đỏ, còn ở bình B cánh hoa vẫn trắng.
+ Cắt ngang một lát thật mỏng ở cành hoa bình A rồi soi dưới kính lúp, ta thấy mạch gỗ nhuộm màu đỏ còn các phần khác không nhuộm màu.
3. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng(20’)
a. Mục tiêu: Quan sát hình dạng của các loại thân biến dạng thấy được chức năng đối với cây.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
đ. Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá bằng quan sát, nhận xét, học sinh đánh giá học sinh; giáo viên đánh giá học sinh.
e. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của gv
-GV: Yêu cầu từng nhóm HS quan sát các loại củ (do các em mang đến) kết hợp với quan sát H.18.1 SGK để tìm các đặc điểm chứng tỏ chúng là thân?
-GV: Nhận xét, chỉnh lí và chốt lại: Các loại củ (mà các em mang đến lớp) bao gồm thân củ (củ khoai tây, củ su hào…) có dạng củ, có chồi ngọn, chồi nách và thân rễ (củ gừng, củ dong ta..)có dạng rễ phình to, có chồi ngọn, chồi nách.
-GV: Cho HS độc lập nghiên cứu thông tin Sgk để thực hiện phần lệnh thứ 2 SGK/58.
-GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
-GV: Cây xương rồng sống trong điều kiện như thế nào? Nó có đặc điểm nào thích nghi với môi trường đó?
- GV: yêu cầu HS quan sát cây xương rồng, kết hợp với quan sát H.18.2 SGK
Hoạt động của hs
a) Các loại thân dự trữ chất hữu cơ:
- HS: Quan sát các loại củ và hình, trao đổi nhóm, cử đại diện trình bày kết quả trước lớp. đại diện một vài nhóm phát biểu ý kiến, các em khác bổ sung.
-HS: Nghiên cưú thông tin SGK tìm câu trả lời. một vài HS trìng bày câu trả lời, các em khác bổ sung:
Có một số loại thân biến thành dạng củ chứa chất dự trữ (khoai tây, su hào…) dùng cho cây khi cần thiết như mọc chồi, ra hoa, kết quả..
Có một số loại thân biến thành dạng rễ phình to chứa chất dự trữ (dong ta, riềng, gừng, nghệ…) sử dụng cho cây khi mọc chồi, ra hoa, kết quả…
HS: rút ra kết luận.
-Có một số thân cây dự trữ chất dinh dưỡng đó là thân củ, thân rễ .
b) Thân mọng nước:
-HS: 1-2 HS trả lời: Sống trong điều kiện khô hạn, lá biến thành gai.
-HS: Thực hiện yêu cầu của GV, trao đổi nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
-HS: Từng HS độc lập đọc thông tin SGK, tìm câu trả lời. Một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung: Thân cây xương rồng mọng nước (có tác dụng dự trữ
và lấy que nhọn chọc vào thân, quan sát, nhận xét?
-GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức: Thân cây xương rồng mọng nước, lá biến thành gai.
-GV: cho HS đọc thông tin SGK để thực hiện phần lệnh SGK cuối trang 58.
-GV: nhận xét, chốt lại kiến thức.
nước), lá biến thành gai ( có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước ) thích nghi với điều kiện sống nơi khô hạn. Cũng như cây xương rồng, cành giao là cây mọng nước và sống được nơi khô hạn.
HS: rút ra kết luận.
- Một số cây sống trong điều kiện khô hạn, thân dự trữ nước (ở dạng dịch)
- Một số cây có thân biến dạng làm chức năng khác như dự trữ chất dinh dưỡng hoặc dự trữ nước
Hoạt động 2. Đặc điểm chức năng của một số loại thân biến dạng (10’)
a. Mục tiêu: Hs ghi lại những đặc điểm chức năng của một số loại thân biến dạng.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân.
đ. Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá bằng quan sát, nhận xét, học sinh đánh giá học sinh; giáo viên đánh giá học sinh.
e. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của gv
-GV: yêu cầu từng HS độc lập điền và hoàn thành bảng Sgk /59 vào vở bài tập.
-GV: Nhận xét, chốt đáp án.
Hoạt động của hs -HS: Độc lập hoàn thành bảng
Sgk /59
Một vài HS lên bảng trình bày kết quả, các em khác bổ sung.
-HS: Sửa bài (nếu sai) STT Tên vật
mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng đối với cây
Tên thân biến dạng 1 Củ su hào Thân củ, nằm trên mặt đất Dự trữ chất
dinh dưỡng
Thân củ 2 Củ khoai
tây
Thân củ, nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ 3 Cây gừng Thân rễ, nằm trong đất Dự trữ chất Thân rễ
dinh dưỡng 4 Củ dong ta Thân rễ, nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ 5 Xương rồng Thân mọng nước, nằm trên
mặt đất
Dự trữ nước, quang
hợp
Thân mọng nước
4. Hoạt động luyện tập (4’)
a. Mục tiêu: Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân
đ. Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá bằng quan sát, nhận xét, học sinh đánh giá học sinh; giáo viên đánh giá học sinh.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt.
5. Hoạt động vân dụng(4’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân
đ. Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá bằng quan sát, nhận xét, học sinh đánh giá học sinh; giáo viên đánh giá học sinh.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số cây thân mọng nước?
+ Cây hành, tỏi,….có phải là thân cây biến dạng không?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt.
- Dự kiến học sinh có thể trả lời:
+ Xương xồng. Cây cành giao. Cây giá (người ta thường dùng nhựa mủ để tẩm tên độc lẫn với mủ cây sui). Cây trường sinh lá tròn,..
+ Hành, tỏi, hẹ, kiệu,….thân của chúng có hình đĩa, hơi phồng lên, phía trên có các bẹ lá phình to chứa chất dự trữ, kẽ các bẹ là chồi nách; phía dưới có hệ rễ chùm phát triển. Chúng là thân
6. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
a. Mục tiêu: Tìm hiểu về một số loại thân biến dạng.
b. Nhiệm vụ: Tìm tòi qua các kênh thông tin để biết về một số loại thân biến dạng.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.
e. Tiến trình hoạt động:
Giáo viên yêu cầu hs:
- Học bài ,trả lời ? cuối bài,làm bài tập trong sách bài tập.
- Đọc mục em có biết.
- Đọc bài: Đặc điểm bên ngoài của lá.
Tiên Tân, ngày 15 tháng 10 năm 2020 Ký duyệt
Ngày soạn : 04/11/2020 Ngày dạy : ...