Chương VI CÁC NHÓM THỰC VẬT
Tiết 51. KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
1. Kiến thức:
- HS biết nêu được khái niệm phân loại thực vật, ngành, lớp.
- HS hiểu được các bậc phân loại ở thực vật và các đặc điểm chủ yếu của các ngành thực vật.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện tổng hợp kiến thức, biết cách vận dụng kiến thức.
- HS thực hiện thành thạo hoạt động nhóm và làm việc với SGK.
3. Phẩm chất: giáo dục HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng thực vật..Tính cách nghiêm túc
4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sơ đồ phân chia các ngành thực vật để trống phần đặc điểm.
- HS: xem lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,dạy học hợp tác,dặt và giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(5’)
?Trình bày đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Một lá mầm với Hai lá mầm? Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
3. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về Phân loại thực vật.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời ? c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.
e. Tiến trình hoạt động:
- GV hỏi: ?thế nào là hạt kín và thế nào là hạt trần?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu phân loại thực vật là gì?(8’) a. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm phân loại thực vật
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk thảo luận,trả lời ? mục 1/140 sgk,.
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của cá nhân.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
GV: cho HS tìm hiểu thông tin SGK, hoạt đông cá nhân thực hiện phần lệnh SGK để trả lời câu hỏi: Thế nào là phân loại thực vật?
- HS: từng cá nhân tìm hiểu thông tin SGK, tự hoàn thành bài tập phần lệnh và tìm câu trả lời.
Một HS trả lời, các em
1. Phân loại thực vật là gì?
- Phân loại thực
-GV: nhận xét, bổ sung và kết luận khác bổ sung.
Các từ cần điền là: khác nhau, giống nhau.
-HS: lĩnh hội kiến thức
rút ra kết luận.
vật là việc tìm hiểu các đặc đểm sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành các bậc phân loại theo trật tự nhất định.
Hoạt đông 2. Giới thiệu về các bậc phân loại (8’) a. Mục tiêu: HS biết được thứ bậc trong phân loại giới thực vật.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thảo luận,trả lời ? của GV c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của cá nhân.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: Cho HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi:
Hãy nêu các bậc phân loại của thực vật?
Loài là gì?
-GV: Giải thích cho HS hiểu rõ khái niệm về chi, họ, bộ, lớp, ngành: Chi là tập hợp những loài có tính chất giống nhau có tổ tiên chung tập trung lại thành một chi.
Họ là tập hợp những chi có tính chất giống nhau
Bộ là tập hợp nhiều họ có tính chất giống nhau.
Lớp là tập hợp nhiều bộ có tính chất giống nhau.
Ngành là tập hợp nhiều lớp có đặc
Một vài HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.
Dưới sự chỉ đạo của GV các em nêu được:
Các bậc phân loại thực vật gồm: Ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài.
Loài là tập hợp những cơ thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…
2. Các bậc phân loại -Các bậc phân loại:
Ngành - Lớp - Bộ -Họ - Chi - Loài.
- Loài là bậc phân loại cơ sở.
điểm giống nhau.
- Sau khi đã học khái niệm về phân loại thực vật, chúng ta không nên dùng từ nhóm để thay thế cho các bậc phân loại chính thức, ví dụ không nên nói nhóm cây Hạt trần, nhóm cây hạt kín mà nói: ngành Hạt trần, ngành Hạt kín.
Hoạt động 3:Tìm hiểu các ngành thực vật (10’) a. Mục tiêu: Tìm hiểu các ngành thực vật.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk , thảo luận,trả lời ? mục /119 sgk.
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của cá nhân và nhóm.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: cho HS nhắc lại các ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm nổi bậc của các ngành đó?
-GV: Cho HS làm bài tập điền vào chỗ trống đặc điểm mỗi ngành.
-GV: nhận xét, chuẩn kiến thức theo sơ đồ SGK và chốt lại: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành.
-GV: yêu cầu HS trao đổi nhóm tiếp tục phân chia ngành Hạt kín? giới thực vật được chia làm nhiều ngành, chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
-GV: nhận xét, chính xác hóa đáp án.
-HS: nhớ lại kiến thức đã học. 1- 2 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
-HS: Xem lại sơ đồ SGK, đại diện 1HS lên chọn các tờ bìa ghi các đặc điểm gắn vào từng ngành cho phù hợp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS: trao đổi nhóm để thực hiện yêu cầu của GV. Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả, các em khác bổ sung:
Ngành Hạt kín được chia làm hai lớp (lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm).
Chúng có chung một
3. Các ngành thực vật:
- Giới thực vật được chia làm nhiều ngành, chúng có chung một nguồn gốc và có quan hệ họ hàng với nhau.
nguồn gốc và có quan hệ họ hàng với nhau.
-HS: lĩnh hội kiến thức 5. Hoạt động luyện tập (4’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/141.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1,2 sgk/141.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/141.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
6. Hoạt động vân dụng(3’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
b. Nhiệm vụ: HS làm bài tập GV cho.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: HS làm bài tập điền khuyết e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs làm bài tập điền khuyết sơ đồ giới thực vật.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt.
7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’) - Hướng dẫn về nhà:
+GV yêu cầu học sinh đọc bài 44 để tìm hiểu thêm về sự phát triển của giới thực vật.
+ Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK /141.
+Xem trước bài: “Nguồn gốc cây trồng”.Trả lời ? . Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
. Cây trồng khác cây dại như thế nào?
Ngày soạn : 5/03/2020
Ngày dạy : 6B: 6D: