NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I.MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 193 - 197)

Chương VII. QUẢ VÀ HẠT Tiết 38. CÁC LOẠI QUẢ (PPBTNB)

Tiết 41. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ..)

- HS biết vận dụng kiến thức để giải thích những vấn đề xảy ra trong thực tiễn gieo trồng và bảo quản hạt giống.

2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được hợp tác trong nhóm để làm thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

- HS thực hiện thành thạo đảm nhận trách nhiệm trong thu nhận và xử lí thông tin.

- Quản lí thời gian, báo cáo trước lớp.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành và quan sát thí nghiệm.

3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh có thói quen ý thức bảo vệ môi trường ổn định cần cho sự nảy mầm của hạt..Tính cách nghiêm túc trong học tập

4. Năng lực phát triển trong bài:

- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Chuẩn bị thí nghiệm những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

- HS: Mỗi Hs làm thí nghiệm 1 ở nhà khoảng 3 – 4 ngày. Kẻ trước vào vở bản tường trình thí nghiệm theo mẫu có trong SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,dạy học hợp tác,dặt và giải quyết vấn đề

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 1. Ổn định( 1’)

2. Kiểm tra miệng: ( 5’)

?) Nêu các cách phát tán quả và hạt?

?) Qủa dưa hấu trong sự tích dưa hấu có những cách phát tán nào?

3. Hoạt động khởi động: (5’)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về hạt và các bộ phận của hạt.

b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời ? c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.

d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.

e. Tiến trình hoạt động:

- GV hỏi: ?Hạt được tạo ra từ bộ phận nào của hoa?

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, chốt vào bài mới.

4. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1 Các thí nghiệm tìm hiểu về những điều kiện cho hạt nảy mầm (13’) a. Mục tiêu: Các thí nghiệm tìm hiểu về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk thực hiện nhiệm vụ được giao mục � SGK/113,114 c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d. Sản phẩm hoạt động: HS mang sản phẩm 3 cốc thí nghiệm1 và 1 cốc thí nghiệm 2 đến lớp theo nhóm,hoàn thành bảng /113 và trả lời được ? Mục�

e. Cách tiến hành hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung

-GV: trước giờ học khoảng 3 – 4 ngày, GV hướng dẫn HS về nhà làm thí nghiệm theo nhóm.

- GV: kiểm tra kết quả thí nghiệm của mỗi nhóm tại lớp, rồi cho từng nhóm đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, ghi kết quả vào bảng theo mẫu sau:

1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả (số hạt nảy mầm)

Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô Cốc1 không nảy mầm được vì thiếu độ ẩm

Cốc 2 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước. Cốc 2 Hạt nứt ra nhưng bị thối không nảy mầm được vì thiếu không khí

Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm. Cốc 3 nảy mầm vì đủ độ ẩm ,đủ không khí và nhiệt độ thích hợp Cốc 4 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm đặt trong

hộp xốp đựng nước đá.

Cốc 4 hạt không nảy mầm vì hạt bị lạnh quá

-GV: nhận xét và cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

Hạt ở cốc nào đã nảy mầm? Tại

sao? - HS: dựa vào điều kiện và kết

-Hạt nảy mầm cần:

Điều kiện

Giải thích vì sao hạt ở các cốc khác không nảy mầm được?

Kết quả của thí nghiệm cho biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?

-GV: nhận xét, chính xác hóa kiến thức

Kết quả thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ (điều kiện bên ngoài).

-GV: yêu cầu HS đọc thông tin trả lời câu hỏi: ngoài ba điều kiện trên, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào yếu tố nào?

- GV: nhận xét, chốt lại các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

GDMT: chúng ta thấy nước, không khí, nhiệt độ có vai trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt.

Vậy, để đảm bảo được điều đó chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường ví dụ như chặt phá rừng

đất xói mòn (không giữ được nước), các khí độc tăng lên nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, đồng thời ảnh hưởng đến sự sống của chúng ta.

quả thí nghiệm thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

Những hạt đỗ ở cốc 3 nảy mầm vì đủ độ ẩm và đủ không khí

Cốc 1 không nảy mầm vì thiếu độ ẩm

Cốc 2 hạt nứt ra nhưng bị thối sẽ không nảy mầm được vì thiếu không khí.

Cốc 4 không có hạt nảy mầm vì hạt bị lanh quá.

Kết quả thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ (điều kiện bên ngoài).

-HS: dựa vào thông tin 1 HS trả lời câu hỏi: ngoài ba điều kiện trên, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống (điều kiện bên trong)

- HS: ghi nhớ rút ra kết luận.

ngoại cảnh: đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

Điều kiện của hạt: hạt chắc, còn phôi, không bị sâu mọt.

Hoạt động 2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất ?(14’)

a. Mục tiêu: Giải thich được các biện pháp cần xử li khi gieo hạt gặp các tình huống xấu.

b.Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk thực hiện nhiệm vụ được giao mục 2� SGK/114 c.Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

d.Sản phẩm hoạt động:HS trả lời được các câu hỏi mục 2� SGK/114 e.Cách tiến hành hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung -GV: yếu cầu dựa vào

kiến thức vừa tìm hiểu để giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật ở phần lệnh SGK /114.

-GV: nhận xét, chốt lại kiến thức

- HS: vận dụng kiến thức, từng HS độc lập suy nghĩ tìm cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật. Một HS giải thích, lớp nhận xét, bổ sung.

Gieo hạt bị mưa to ngập úng

tháo nước để thoáng khí đảm bảo cho hạt nảy mầm (không bị chết, thối).

Làm đất tơi xốp đủ không khí hạt nảy mầm tốt.

Phải phủ rơm khi trời rét giữ nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.

Gieo hạt đúng thời vụ để hạt gặp điều kiện (nhiệt độ, độ ẩm,..) phù hợp sẽ nảy mầm tốt hơn.

Phải bảo quản hạt giống (không bị mọt, ẩm…phá hoại) thì hạt mới có sức nảy mầm cao.

- HS: lĩnh hội kiến thức rút ra kết luận.

2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?

-Ngập nước hạt thiếu không khí sẽ thối.

- Đất tơi xốp trong đất đủ không khí và tạo điều kiện cho rễ mầm đâm xuống đất dễ dàng.

- Phủ rơm rạ, giữ nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.

- Mỗi loại cây, loại hạt thích hợp với một nhiệt độ nhất định, nên cần gieo trồng đúng thời vụ.

- Hạt giống cần được bảo quản để chống sâu mọt.

5. Hoạt động luyện tập (3’)

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.

b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/115.

c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1,2 sgk/115.

e. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/115.

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

1) Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc nào ở thí nghiệm 1 để làm cốc đối chứng? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm nhằm mục đích gì?

- Ở thí nghiệm 2 thì cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về điều kiện, nhưng khác nhau về nhiệt độ.

Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được.

6. Hoạt động vân dụng(3’)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

b. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 3 sgk/115, d. Tiến trình hoạt động:

- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 3 sgk/115,

- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.

?Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? -Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về các điều kiện bên ngoài,chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống (1 cốc hạt chắc mẩy, không sâu mọt, các cốc khác hạt mọt, lép, sâu, sứt sẹo…)

7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)

- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK /115 vào vở bài tập.

- Đọc mục : “ em có biết”

- Ôn lại kiến thức các chương I  VII.

- Xem trước bài: “ Tổng kết về cây có hoa”Chuẩn bị: Xem kĩ hình36.1làm bài tập SGK /116. Các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?

Tiên Tân, ngày 28/01/2020 Kí duyệt

Ngày soạn : 27/01/2020

Ngày dạy : ...

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 6 soạn theo cv 5512, 5 hoạt động mới nhất (cả năm) (Trang 193 - 197)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(323 trang)
w