Chương VI CÁC NHÓM THỰC VẬT
Tiết 47. QUYẾT –CÂY DƯƠNG XỈ I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-HS biết mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn.
Sinh sản bằng bào tử.
- Nhận dạng được một cây thuộc dương xỉ, phân biệt với cây có hoa.
- HS hiểu được nguồn gốc hình thành than đá.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- HS thực hiện thành thạo tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, túi bào tử, sự phát triển của cây dương xỉ và sự hình thành than đá.
3. Phẩm chất: HS có thói quen ý thức bảo vệ thiên nhiên, bào vệ tài nguyên đất nước.
4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: tranh H. 39.2 SGK.kính lúp.
Mẫu vật: cây dương xỉ (thường) và một vài cây khác thuộc dương xỉ ở địa phương (rau bợ..)
-HS: các nhóm kiếm một số mẫu cây dương xỉ,rau bợ.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm,trực quan ,đặt và giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra miệng: (5’)
Nêu điểm tiến hóa về cấu tạo của rêu so với tảo?
- Tảo: chưa có thân, lá, rễ.
- Rêu: cơ thể đã phân hóa thân, lá có cấu tạo đơn giản và có rễ giả.
3. Hoạt động khởi động: (5’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về dương xỉ.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời ? c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.
e. Tiến trình hoạt động:
- GV cho hs quan sát 2 loại dương xỉ khác nhau?Đây là cây gì?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ. (12’) a. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm hình thái của rễ ,thân ,lá cây dương xỉ.
b.Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk , quan sát mẫu vật,thảo luận,trả lời ? mục /128,129 sgk
c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d.Sản phẩm hoạt động:hs trả lời được? mục /128,129 sgk e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
- GV: yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn quan sát, nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: Chúng ta thường gặp dương xỉ sống
-HS: quan sát, đọc thông tin trả lời:
dương xỉ thường sống nơi đất ẩm.
-HS: quan sát cây dương xỉ và hình, thảo luận nhóm để thống nhất đáp án.
Đại diện một vài nhóm HS trả lời các
1.Quan sát cây dương xỉ:
a) Cơ quan sinh dưỡng:
- Dương xỉ đã có rễ, thân (ngầm
ở đâu?
-GV: hướng dẫn HS quan sát trên mẫu vật: mặt dưới của lá già có nhiều đóm nhỏ từ màu xanh đến nâu đậm đó là các túi bào tử.
-GV: cho HS quan sát tranh để thực hiện phần lệnh SGK? Lưu ý: vòng tế bào có vách dày màu nâu chính là vòng cơ.
- GV: nhận xét, chỉnh sửa và chốt lại:
câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV, trong đàm thoại, các em phải nêu được:
Dương xỉ có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn. Mặt dưới lá già có nhiều đóm nhỏ màu xanh nhạt cho đến nâu đậm. Lá non cuộn tròn phần trên.
-HS dùng kính lúp quan sát mặt sau lá già.
-HS: từng nhóm lật mặt dưới lá già tìm các đóm nhỏ kết hợp quan sát hình 39.2 để trả lời các câu hỏi. Đại diện một vài nhóm HS trình bày các câu trả lời, các em khác bổ sung.
Vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín.
Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản, rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con. Cũng như rêu, dương xỉ sinh sản bằng bào tử, nhưng khác rêu là có nguyên tản (do bào tử phát triển thành).
- HS: rút ra kết luận.
hình trụ), lá thật có mạch dẫn. lá non cuộn tròn.
b) Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ:
- Cây dương xỉ (có là chứa túi bào tử) bào tử (nảy mâm) Nguyên tản cây dương xỉ con.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài dương xỉ thường gặp. (8’) a. Mục tiêu: Nhận dạng được một cây thuộc dương xỉ, phân biệt với cây có hoa.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk, thảo luận,trả lời ? mục /129 sgk c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động:hs trả lời ? mục /129 sgk e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: ngoài cây dương xỉ đã quan sát trong tự nhiên còn có những cây nào thuộc dương xỉ?
- HS: Nêu được các cây dương xỉ thường gặp: cây rau bợ, cây lông cu li, cây
2. Một vài loại dương xỉ thường gặp:
-GV: yêu cầu Hs quan sát mẫu vật, hình những cây thuộc dương xỉ thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi:
Nêu đặc điểm nhận biết một cây thuộc dương xỉ?
Phân biệt một cây dương xỉ với một cây xanh có hoa dựa vào đặc điểm nào?
-
- GV: nhận xét và kết luận:
bòng bong.
-HS: Quan sát, thảo luận cặp đôi tìm câu trả lời.
HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.
Có nhiều loại dương xỉ, nhưng có thể nhận ra cây dương xỉ nhờ vào đặc điểm: lá non cuộn tròn lại như vòi voi, mặt dưới lá già có đốm chứa túi bào tử.
Cây dương xỉ chưa có hoa, quả, hạt.
- HS: rút ra kết luận.
- Dương xỉ có nhiều loại, chúng sống được cả trên cạn lẫn ruộng nước. Có đặc điểm chung là lá non cuộn lại như vòi voi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quyết cổ đạivà sự hình thành than đá (6’) a. Mục tiêu: HS hiểu được nguồn gốc hình thành than đá.
b.Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk , thảo luận,trả lời ? của GV c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động:HS trả lời được ? của GV.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình quyết cổ đại, trả lời các câu hỏi:
Quyết phát triển mạnh trong điều kiện nào? Vì sao quyết cổ đại lại diệt vong?
Than đá được hình thành từ đâu?
- GV: nhận xét và chốt lại
-BVMT: ngoài việc góp phần vào việc hình thành than đá nhiều đại diện thuộc nhóm quyết được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như cây lông cu li, cây rau
HS: đọc SGK, tự suy nghĩ tìm câu trả lời.Một HS trình bày đáp án, các em khác bổ sung.
Quyết cổ đại phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Khi khí hậu thay đổi, nhiều rừng quyết cổ đại bị chết kết hợp với động đất và núi lửa vùi sâu xuống đất tạo thành các
3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá:
- Quyết cổ đại có nhiều loại thân gỗ, cây cao lớn.
- Các rừng quyết cổ xưa bị vùi lấp, do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất dần hình thành than đá (qua hàng
bợ….Một số cây có dáng đẹp trồng làm cảnh: cây tổ chim, cây thông đất…Như vậy chúng ta thấy những đại diện của nhóm quyết có vai trò rất to lớn chúng ta phải có ý thức bảo vệ chúng để phát huy vai trò của chúng và góp phần làm giới thực vật thêm phong phú, đa dạng.
mỏ than đá.
Than đá được hình thành từ quyết cổ đại.
trăm triệu năm
5. Hoạt động luyện tập (2’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1, sgk/131.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1,sgk/131.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1 sgk/131.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
6. Hoạt động vân dụng(5’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
b. Nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi 3 sgk/131.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: HS trả lời câu hỏi 3 sgk/131và 2 ? của GV.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 3 sgk/131và 2 ? của GV.
. Cây rau bợ, cây lông cu li, cây bòng bong.
. Lá non cuộn tròn ở đầu.
?Điểm giống nhau cơ bản giữa dương xỉ và rêu? (sinh sản bằng bào tử).
? Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
(dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn. Dương xỉ là thực vật đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn).
7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 1’)
-GV yêu cầu HS đọc mục em có biết để hiểu thêm về công dụng của 1 số loài dương xỉ.
- Hướng dẫn về nhà:
.Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, Sgk /131vào vở BT.
.Ôn lại tất cả kiến thức ở chương VI, VII và các bài ở chương VIII.
Tiên Tân, ngày 25/02/2020
Kí duyệt Ngày soạn : 24/02/2020
Ngày dạy : ...