Chương VII. QUẢ VÀ HẠT Tiết 38. CÁC LOẠI QUẢ (PPBTNB)
Tiết 43. TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (TT) I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-HS biết trình bày được đặc điểm của một số loại cây sống ở các môi trường khác nhau (dưới nước, trên cạn, trên sa mạc hoặc bãi lầy ven biển).
- HS hiểu được sự thích nghi của các loại thực vật với môi trường của chúng. Từ đó, thấy được sự thống nhất giữa cây và môi trường.
2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được hợp tác nhóm trong thảo luận để thấy sự thích nghi của thực vật với các môi trường sống cơ bản.
- HS thực hiện thành thạo việc tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi.
- Trình bày ý tưởng.
3. Phẩm chất: Thói quen yêu và bảo vệ thực vật 4. Năng lực phát triển trong bài:
- Năng lực tự học, tư duy, phân tích tổng hợp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực quan sát.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:Bình nhựa. Một số cây thủy sinh như rong mái chèo, rong đuôi chó; cây có lá nổi trên mặt nước như súng; cây có lá vươn khỏi mặt nước như bèo tây, lá sen.
- HS: sưu tầm tranh, hình hoặc mẫu vật của các cây như trong các hình 36.3, 36.4, 36.5 SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp gợi mở,hoạt động nhóm ,đặt và giải quyết vấn đề IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định. ( 1’)
2. Kiểm tra miệng: ( 5’)
1) Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
2) Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào 3. Hoạt động khởi động: (4’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về cây có hoa.
b. Nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời ? c. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung cả lớp.
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động chung cả lớp.
e. Tiến trình hoạt động:
- GV cho cả lớp quan sát cây bèo tây,hỏi: Tại sao cây bèo lại nổi được trên mặt nước?
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt vào bài mới.
4. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu các cây sống ở nước(8’)
a. Mục tiêu: HS nhận thấy ở môi trường nước cơ quan của thực vật có những hình dáng thích nghi với vị trí ở trong hay trên mặt nước.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk ,quan sát mẫu vật nhóm mình có,thảo luận,trả lời ? mục /119 sgk
c.Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của cá nhân và nhóm.
e. Cách tiến hành hoạt động:
ch tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS Nôi dung
- GV: cho HS quan sát các cây mang đến và hình 36.2, 36.3 SGK, đọc thông tin để thực hiện phần lệnh SGK.
- HS: quan sát các cây, tranh, đọc thông tin SGK và trao đổi nhóm để thống nhất các câu trả lời. Ba HS đại diện cho nhóm trả lời các câu hỏi, các em khác bổ sung.
HS: tiếp thu kiến thức rút ra kết luận.
Lá cây súng trắng nổi trên mặt nước
II. Cây với môi trường:
1.Các cây sống dưới nước:
- Những thực vật sống ở trong nước thường nhỏ mảnh mới chịu được áp lực của nước. Những
-GV: nhận xét, chỉnh lí, bổ sung và chốt lại
có kích thước to, vì nó được nước nâng đỡ và cần phát triển để tăng cường hô hấp (trong điều kiện nước ít oxi) cũng như cần để quang hợp. Còn lá cây rong đuôi chó chìm trong nước thì có kích thước nhỏ, mảnh, có hình dải để chịu được áp lực và sự vận động của nước.
Cuống lá cây bèo tây sống trên mặt nước thì phình to như chiếc phao nhẹ xốp, giúp cây thích nghi với đời sống trôi nổi.
Cuống lá cây bèo tây sống nơi đất ẩm lại nhỏ dài, cứng cáp hơn, giúp cây thích nghi với đời sống trên cạn.
.
thực vật sống nổi trên mặt nước (vì nước có sức nâng đỡ) có kích thước to.
- Những cây bèo tây sống nổi trên mặt nước cuống phình to xốp giống như phao bơi. Cây bèo tây sống trên mặt bùn, không cần nhẹ nên cuống lá dài không phình to.
Hoạt động 2. Các cây sống trên cạn( 8’)
a. Mục tiêu: HS hiểu được có nhiều loại đất khác nhau với điều kiện khí hậu khác nhau dẫn tới đặc điểm hình thái của cây khác nhau.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk , trả lời ? 2 mục /120 sgk c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của cá nhân.
e. Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: cho HS nghiên cứu thông tin SGK để thực hiện phần lệnh SGK?
.- GV: nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức.
- HS: Từng HS nghiên cứu thông tin SGK, độc lập suy nghĩ để tìm câu trả lời. Một vài HS (được GV gọi) trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung.
2Các cây sống trên cạn
- Ở những nơi khô hạn, nắng, gió nhiều sẽ thiếu nước nên rể cây ăn sâu lan rộng để tìm nguồn nước. Lá có lông hoặc phủ sáp để hạn chế thoát hơi nước. Ở nơi nhiều nắng gió nên thân thấp, do vậy sẽ nhiều cành.
- Nơi râm mát, độ ẩm cao, cây cần vươn cao để thu nhận đủ ánh sáng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cây sống trong môi trường đặc biệt ( 11’) a. Mục tiêu: Tìm hiểu cây sống trong môi trường đặc biệt.
b. Nhiệm vụ: Học sinh tìm hiểu sgk ,thảo luận,trả lời ? mục /121 sgk c. Cách thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
d. Sản phẩm hoạt động: Hs trả lời được ? mục /121 sgk e.Cách tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôi dung
-GV: yêu cầu HS quan sát H. 36.4, 36.5 và tìm hiểu thông tin SGK để thực hiện phần lệnh SGK.
-GV: nhận xét, bổ sung và chính xác hóa đáp án:
- HS: quan sát tranh, tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm và đại diện trả lời câu hỏi. Đại diện một vài nhóm HS trình bày câu trả lời, các em khác góp ý kiến bổ sung.
- HS: lĩnh hội kiến thức.
3. Cây sống trong những môi trường đặc biệt.
- Ở bãi ngập thủy triều, bùn sình lầy, cây cần có bộ rễ khỏe, chống đỡ nhiều phía, có cả rễ mọc ngược để lất oxi.
- Những cây ở vùng khô cằn có những đặc điểm thích hợp để có nước cho cây như:
thân mọng nước, lá biến thành gai, rễ dài ăn sâu lan rộng.
5. Hoạt động luyện tập (4’)
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nhiệm vụ: HS đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/121.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động:Hs trả lời câu hỏi 1,2 sgk/121.
e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs,đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/121.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
6. Hoạt động vân dụng(2’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
b. Nhiệm vụ: HS làm bài tập GV cho.
c. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
d. Sản phẩm hoạt động: HS làm bài tập trắc nghiệm e. Tiến trình hoạt động:
- Giáo viên yêu cầu Hs làm bài tập trắc nghiệm.
1) Chọn câu trả lời đúng: Đặc điểm của cây sống ở môi trường khô, đồi trống là?
a) Rễ phát triển bình thường, thân cao. b) Lá có lông hoặc sáp.
c) Lá có màu xanh thẫm. d) Rễ ăn sâu, lan rộng, thân thấp.
e) a, c đúng f) b, d đúng.
- Đại diện HS trả lời, các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. Đáp án: f.
- GV nhận xét, chốt.
7. Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 2’)
- GV yêu cầu học sinh đọc mục em có biết để biết thêm về 1 số thực vật sống trong những môi trường đặc biệt.
- Hướng dẫn về nhà:
.Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, Sgk /121 vào vở BT.
.Xem trước bài: “ Tảo”
Chuẩn bị: Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có những điểm gì giống và khác nhau?
Nêu vai trò của tảo?
Tiên Tân, ngày 04/02/2020 Kí duyệt
Ngày soạn : 3/02/2020
Ngày dạy : ...