Mác gửi Ăng-ghen, 10 tháng năm 1861 mác gửi Ăng-ghen, 10 tháng năm 1861

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 75 - 77)

đầu định giá 25 ta-le, nhưng đến thời điểm này đã là 100 ta-le rồi.) Vì thế

mong rằng họ đừng buộc tờ báo phải, bằng cách này hay cách khác, làm lộ tình hình tài chính của mình. Song, vì sự kính trọng đặc biệt đối với họ (nghĩa là đối với những cổ đông cứng cổ nhất), nên họ - đây là một ngoại lệ - sẽ được hoàn trả tiền đóng góp để đổi lấy cổ phiếu. Bằng cách đó đã xoa dịu được những cổ đông nguy hiểm nhất. Trò hề này được diễn đi diễn lại mấy lần. Song, đa số những con người ấy, mà lòng tin cậy của họ đã bị mua, chỉ nhận được từ 40% đến 5% tổng số tiền góp vào lúc đầu của họ, tuỳ theo mức độ phản kháng thụ động của họ. Cho đến nay, một bộ phận khá lớn những con người bạc nhược tự do chủ nghĩa ấy không nhận được một xu nào, cũng như không đòi được việc trình bản báo cáo. Vì sợ tờ "Kreuz-Zeitung" nên họ phải im lặng. Bằng con đường lừa bịp ấy, anh chàng Do Thái Vôn-phơ và vị phó tiến sĩ thần học Xa-ben đã trở thành các vị đại thần của liberalismus vulgaris1

"có thừa tiền bạc". Đáng tiếc, tôi không được biết về tất cả những sự việc này sớm hơn.

Ru-ten-béc, trong tư cách là kẻ nhất thiết phụ thuộc vào hoàn cảnh, đã được Man-toi-phen chuyển cho Svê-rin. Giờ đây, ông ta đang dùng kéo để tạo ra tờ "Staats - Zeitung" - một tờ báo mà không có một ai đọc. Đại loại giống như tờ "London Gazette" của Bru-nô2

mà tôi nghe nói tình hình của ông này cũng rất tồi tệ - đã uổng công tự hiến dâng mình cho nội các hiện nay, cụ thể là xin đề nghị được tiếp tục cộng tác với tờ báo bán chính thức "Preuische Zeitung". Bây giờ ông ta là cộng tác viên chủ chốt của tờ "Staats-Lexikon", do Vác-gơ-nơ, người của báo "Kreuz-Zeitung", xuất bản, ngoài ra, ông

_____________________________________________________________

1- chủ nghĩa tự do tầm thường. 2 - Bau-ơ.

308 mác gửi Ăng-ghen, 10 tháng năm 1861 mác gửi Ăng-ghen, 16 tháng năm 1861 309 ta còn là một chủ nông trại ở nơi nào đó thuộc vùng Rích-xơ-đoóc-phơ, ta còn là một chủ nông trại ở nơi nào đó thuộc vùng Rích-xơ-đoóc-phơ, hoặc người ta còn gọi bằng cái tên gì nữa cái nơi khỉ ho cò gáy ấy.

Có một lần, tôi ngồi dự phiên họp của hạ viện, ngồi ở lô ghế dành cho các nhà báo. Cũng bằng cách như thế, vào mùa hè năm 1848, tôi đã có dịp tham dự cuộc họp của các phần tử thoả hiệp Phổ198. Quantum mutatus ab illlis!1

. Mặc dù nên nhớ rằng cả những người kia cũng chẳng phải là những người khổng lồ! Phòng họp chật chội. Những lô ghế nhỏ hẹp dành cho công chúng. Các nghị sĩ ngồi trên các ghế băng (còn "những ông chủ" ngồi trong những ghế bành)199, thật là một thứ pha trộn kỳ lạ giữa văn phòng và trường học. So với phòng họp này thì nghị viện của Bỉ thật sự là oai vệ. Ông chủ tịch Xim-xơn, hoặc Xăm-xông, ban thưởng cho mình - để bù lại những cái đá đít mà ông ta nhận được của Man-toi-phen - bằng cách bây giờ ông ta sử dụng những cái quai hàm kiểu lừa của mình để bổ nhào vào đám phi-li-xtanh ẩn nấp ở bên dưới, với tất cả dáng vẻ hách dịch quái dị và thô bỉ của một nhân viên gác cửa của nội các200. Trong bất kỳ một hội nghị nào khác, cái thứ biến thể khôn tả ấy của tính xấc xược ngạo mạn kiểu tôi đòi lẽ ra đã phải được thưởng bằng một cái tát. Dù ở Béc-lin có gai chướng thế nào đi nữa, đặc biệt trong các nhà hát, khi người ta thấy chủ yếu là những bộ quân phục (Tiện thể nói thêm! Để chọc tức hoàng gia, ngay vào những ngày đầu tôi lưu lại ở đây, bà Hát-txơ-phen đã dẫn tôi vào lô ghế kề bên cạnh lô ghế của "Vin-hem đẹp trai" và bên cạnh bầu bạn ông ta! Vở ba-lê kéo dài ba giờ. Suốt buổi tối hôm đó không có gì hơn. Đây cũng là đặc điểm của Béc-lin), thế nhưng bao giờ cũng rất dễ chịu mỗi khi ta đôi lúc bắt gặp được giữa đám thanh niên quan liêu ngây ngô, ngoan ngoãn, một anh chàng mặc quân phục ít ra cũng

ngẩng cao

_____________________________________________________________

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)