Mác gửi Ăng-ghen, 28 tháng mười một 1860 mác gửi Ăng-ghen, 28 tháng mười một 1860

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 31 - 32)

72

mác gửi Ăng-ghen

ở Man-se-xtơ

[Luân Đôn], 28 tháng Mười một [1860]

Ăng-ghen thân mến!

Vợ tôi bây giờ không bị nguy hiểm nữa. Anh hãy báo ngay điều này cho Lu-pu-xơ và cho tôi gửi lời chào anh ấy. Câu chuyện sẽ

còn kéo dài, và theo lời của bác sĩ A-len, sau khi khỏi bệnh vợ tôi sẽ phải lập tức rời khỏi đây ít nhất là một tháng.

Về phần tôi thì hôm qua, người ta đã tiêm chủng cho tôi lần

thứ hai, bởi vì nguy cơ lây nhiễm đặc biệt đe dọa trong vòng mười ngày, kể từ ngày hôm qua. Len-khen cũng vậy. Cơn đau răng khủng khiếp là tình huống hóa ra rất có lợi cho tôi. Cách đây ba ngày, người ta đã nhổ răng cho tôi. Tay nha sĩ ấy (anh ta tên là Ga-bri-en) đã lôi cả chân răng ra, làm tôi đau ghê gớm, nhưng vẫn để lại mẩu răng thập thò. Vì vậy mà toàn bộ mặt tôi đau và sưng lên và cuống họng bị chẹn mất một nửa. Sự đau đớn về thể xác ấy làm tăng rất nhiều sự mất khả năng tư duy và nhờ đó, làm tăng sức trừu tượng, bởi vì, như Hê-ghen nói, tư duy thuần túy, hoặc tồn tại thuần túy, hoặc sự hư vô là đồng nhất147.

Trong mười ngày tới đây, sự cách ly còn chặt chẽ hơn nữa. Dĩ nhiên, trong tình trạng như thế, tôi không thể viết lách được. Trong khi đó, tờ kỳ phiếu 50 pao ghi tên Đa-na - đã được chiết khấu trước đây hai tháng rưỡi - thì đến nay vẫn chưa hoàn toàn hết hiệu lực; vì ngay trước khi lâm bệnh, vợ tôi đã trải qua đủ loại khó chịu

về thần kinh, cho nên tôi đã không gửi được đều bài vở và đã lâm vào tình trạng rất ngặt nghèo. Vì vậy, tôi đề nghị anh, ít ra trong vòng hai tuần tới đây, cố gắng viết thường xuyên hơn. Trong tình hình hiện nay, chắc chắn nên biên thư cho bà cụ tôi1

, nhưng từ khi do cuộc hôn nhân của con gái, bà đã để cho một hạ sĩ quan Phổ2

vào nhà mình, thì bà cụ tôi đã chấm dứt mọi quan hệ với tôi, vì một số lời nhận xét của tôi. Sức ép của các chủ nợ từ tứ phía đã mạnh lên một cách ghê gớm. Phần lớn số tiền 10 pao ấy đã dùng vào việc làm yên lòng ít ra cũng một số trong bọn họ. Lẽ ra tôi không viết thư nói với anh điều này, anh vốn đã làm nhiều hơn mức anh có thể làm, nhưng biết làm sao đây? Hơn nữa, tôi không thể làm gì được cả, bởi vì - dù điều này thật kỳ lạ như thế nào đi nữa (chắc hẳn đó là do sức khỏe khá lên) - tôi không thể ra khỏi nhà: chính vào lúc này, khi mà tôi phải ít gặp vợ tôi hơn (dĩ nhiên, không thể nói điều đó với bà ấy được), thì bà ấy lại đòi hỏi tôi phải luôn luôn ở bên cạnh bà ấy.

A-len cho rằng vợ tôi có thể đã không chống chọi nổi với bệnh tật, nếu như bà ấy không được tiêm chủng hai lần ngừa bệnh đậu mùa. Trong tình hình như hiện nay thì ông ấy thậm chí coi bệnh đậu mùa là điều may mắn. Trạng thái thần kinh của bà ấy - như ông ta nói với tôi hôm qua - khiến cho ông ta thà chọn bệnh này hơn là căn bệnh sốt viêm thần kinh, hoặc căn bệnh nào đó tương tự, là điều lẽ ra nhất định đã xảy ra.

Bọn trẻ tội nghiệp rất lo lắng. Vào thứ sáu, A-len sẽ tiêm chủng ngừa cho bọn chúng và cho toàn thể gia đình Líp-nếch.

Anh sẽ nhận được bài “Ngài Phô-gtơ” chắc là vào thứ sáu. Tuần _____________________________________________________________

1 - Hen-ri-ét-ta Mác, mẹ của Các Mác.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 31 - 32)