ta giảng về lịch sử pháp quyền của Đức ), cũng như đã viết về vấn
đề này cho “những nhân vật có thế lực ở Đức”.
Những ý kiến của Xim-mơ-man và của Buy-xơ có ý nghĩa quan trọng, vì những phần tử phi-li-xtanh đang ở đây.
Trong thời gian thử thách của tôi - trong tháng vừa qua - tôi đã đọc đủ thứ sách báo. Ngoài những cái khác, tôi đã đọc cuốn sách của Đác-uyn về “Sự đào thải tự nhiên”1*. Mặc dù sự trình bày ở trong cuốn sách có thô thiển, theo kiểu của Anh, nhưng cuốn sách này đem lại cơ sở lịch sử - tự nhiên cho các quan điểm của chúng ta. Ngược lại, cuốn “Con người trong lịch sử” của A.Ba-xti-an (gồm ba tập dày, tác giả là một bác sĩ trẻ ở Brê-men đã từng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới trong nhiều năm), trong đó ông ta thử cố gắng giải thích tâm lý trên góc độ “khoa học tự nhiên” và giải thích lịch sử theo phương pháp tâm lý học, - thì giải thích một cách kém cỏi, không mạch lạc, không có hình thù. Điểm duy nhất khá là những chuyện kỳ lạ về nhân chủng học, được đưa ra ở một số đoạn. Ngoài ra, cuốn sách ấy được viết ra với những tham vọng lớn và bằng thứ ngôn ngữ khủng khiếp.
Tiện thể cũng nói thêm! Về Lút-vích Xi-môn, anh phải cố gắng đoán xem tôi đã bằng cách nào mà lần ra dấu vết của Cu-pi- gun-đa2* nhu mì.
Lát-xan - mấy tuần lễ trước đây tôi có nhận được thư của ông ta - ốm quặt, ốm quẹo. Ông ta không phải bị bệnh thống phong, mà là bệnh viêm xương, có đúng thế không? Ông ta viết là đang cho _____________________________________________________________
1* S.Đác-uyn. Bàn về nguồn gốc các loài thông qua con đường đào thải tự nhiên .
2* Xem tập này, tr. 176-177.
xuất bản ở chỗ Brốc-hau-dơ một “tác phẩm lớn và quan trọng” gồm