hai bài ngắn có thiện chí nói về cuốn sách của tôi1
. Lời quảng cáo của người buôn sách đã được đăng trong phụ trương của báo "Allgemeine Zeitung" ở Au-xbuốc, số ra ngày 1 tháng Giêng.
Tôi muốn anh gửi cho tôi bài báo bằng tiếng Anh - bác sĩ A-len chỉ thị cho tôi phải ngừng viết lách bất cứ thứ gì, ít nhất một tuần lễ nữa - một bài báo nhỏ viết bằng tiếng Anh, để đăng trên tờ “Times”, với nội dung phê phán đợt ân xá ở Phổ165. Đồng thời, cần nhấn mạnh những điểm cơ bản dưới đây:
1)đợt ân xá này là đợt thảm hại nhất trong tất cả các đợt ân xá (không loại trừ cả đợt ân xá của áo) đã được công bố ở bất cứ nơi nào từ thời kỳ năm 1849 (nhỏ mọn, thật sự theo kiểu Phổ);
2)về thực trạng của báo chí “tự do chủ nghĩa” ở Phổ có thể xét đoán căn cứ vào việc báo chí ấy tâng bốc như thế nào cái trò rác rưởi ấy;
3)việc ân xá cho một số tội nhỏ - không tuân theo lệnh của bọn sen-đầm, nhục mạ các quan chức v.v. - thì ở Phổ luôn luôn được
công bố mỗi khi có một vị vua mới lên ngai vàng, trên thực tế đợt ân xá này không phải là điều gì khác;
4)trên thực tế thì tất cả những người lưu vong - nghĩa là tất cả những người tham gia cuộc cách mạng năm 1848 - 1849 - đều bị gạt ra khỏi diện được ân xá. Đối với những người lưu vong nào “đã có thể bị kết án bởi các tòa án dân sự của chúng ta” và là
những người “được phép tự do trở về” (tuồng như không phải ai cũng có quyền “hợp pháp” được trở về bất cứ lúc nào) thì người ta hứa rằng đối với họ, bộ tư pháp sẽ tiến hành “một cách thích đáng việc xin được ân xá”. Trên thực tế, lời hứa ấy không đảm bảo điều gì cả. Hình thức tầm thường này được lựa chọn như thế vì Phổ là một
_____________________________________________________________
1C.Mác. Ngài Phô-gtơ .
264 mác gửi Ăng-ghen, 11 th áng giêng 1861 mác gửi Ăng-ghen, 18 tháng giêng 1861 265 pháp quyền”, trong đó, theo hiến pháp, nhà vua không thể ngừng pháp quyền”, trong đó, theo hiến pháp, nhà vua không thể ngừng
bất kỳ một cuộc điều tra tư pháp nào cả. Thật là một tấn hài kịch ngốc nghếch hết sức đối với một quốc gia mà trong đó, theo sự thú nhận của tờ “Preuische Gerichts - Zeitung” (ở Béc-lin), đã 10 năm nay không hề tồn tại luật pháp nào cả. Ngoài ra, những bản án tuyên đọc vắng mặt có thể được bãi bỏ và thủ tiêu lập tức. Sự đùa rỡn ve vãn này với “luật pháp” là điều đặc biệt đáng chú ý vào thời điểm khi mà Sti-bơ, Grây-phơ, Gôn-hai-mơ vẫn còn được tự do, như Xi-môn-dơ, Man-toi-phen v.v. vậy.
5)Những điều bỉ ổi chủ yếu là Đ4 trong sắc lệnh về ân xá, theo điều khoản này thì tất cả những người nào “về sau có thể bị các tòa án quân sự kết án”, đều trước tiên phải “xin ân xá” với vua Vin-hem, sau đó ông vua ấy “sẽ đưa ra một phán quyết tương ứng trên cơ sở bản báo cáo do vụ pháp lý - quân sự nước ta trình lên”.
Đồng thời cần lưu ý rằng, chiểu theo quy định của Phổ về đội quân lan-ve thì hiếm có một người Phổ lưu vong nào nằm ngoài thẩm quyền của “tòa án quân sự”166, “đơn xin ân xá” phải được viết dưới hình thức dứt khoát và sự sỉ nhục ấy không được hứa hẹn có được một sự đền bù rõ ràng nào cả; sau hết; chính vua Vin- hem cần đến “sự ân xá” nhiều hơn rất nhiều so với bất cứ người lưu vong nào, bởi vì xét trên phương diện pháp chế nghiêm minh thì ông ta tuyệt đối không được mò đến Ba-đen167 v.v..
Chắc chắn là tờ “Times” hết sức hài lòng chấp nhận một sự phê phán như thế. Tôi có thể gửi bài này đồng thời đến những báo khác, dĩ nhiên chỉ với bút danh: “Một người Phổ lưu vong”. Đồng thời tôi có thể viết một lá thư riêng gửi đến ban biên tập.
Đó là biện pháp duy nhất để đáp lại một cách thích đáng bọn chó Phổ và tên hạ sĩ quan cầm đầu chúng.