te nữa đều đã bị mất trộm hết, và điều tồi tệ nhất đối với tôi là bộ
288 mác gửi Ăng-gh en, 27 tháng hai 1861 mác gửi Ăng-ghen, 7 tháng năm 1861 289 phẩm "Các nhà kinh tế học thế kỷ XVIII"183 (đây là ấn phẩm hoàn phẩm "Các nhà kinh tế học thế kỷ XVIII"183 (đây là ấn phẩm hoàn
toàn mới, trị giá khoảng 500 phrăng), nhiều tập tác phẩm của các nhà kinh điển Hy Lạp, nhiều tập riêng lẻ của những bộ tác phẩm khác cũng bị đánh cắp. Nếu tôi đến được Khuên thì tôi sẽ có câu chuyện nghiêm trọng về vấn đề này với Buyếc-ghéc-xơ thuộc Liên minh dân tộc. Tác phẩm "Hiện tượng học" và "Lô-gích học" của Hê-ghen cũng bị mất trộm.
Chỉ vì tình trạng chạy ngược chạy xuôi đáng ghét trong suốt hai tuần gần đây - quả thật, cần phải có không ít óc tháo vát mới ngăn chặn được sự phá sản hoàn toàn của gia đình tôi - mà tôi đã hoàn toàn không theo dõi được các báo, thậm chí cũng không theo dõi xem tờ "Tribune" viết những gì về cuộc khủng hoảng ở Mỹ. Nhưng tối nào tôi cũng đọc, để nghỉ ngơi, tác phẩm của A-pi-en bàn về các cuộc nội chiến ở Rô-ma, đọc theo nguyên bản Hy Lạp. Đây là cuốn sách rất quý. Tác giả quê ở Ai Cập. Slốt-xơ nói rằng ông ta "không có tâm hồn", chắc là vì tác giả cố gắng đào sâu đến tận nền tảng vật chất của những cuộc nội chiến ấy. Theo sự mô tả của ông, Xpác-ta-cút hiện lên như một chàng trai tuyệt vời nhất trong toàn bộ lịch sử cổ đại. Đó là một vị tướng vĩ đại (không ngang hàng với Ga-ri-ban-đi), một tính cách cao đẹp, đại diện chân chính của giai cấp vô sản cổ đại. Còn Pôm-pê là đồ rác rưởi thực sự; ông ta kiếm được một niềm vinh quang không xứng đáng chỉ nhờ việc ông ta đã chiếm lấy cho mình những thắng lợi của Lu-cu- lút-xơ (chống lại Mi-tơ-ri-đát), sau đó chiếm lấy những thắng lợi của Xéc-tô-ri-út (ở Tây Ban Nha) v.v., và sau hết, trong tư thế là "người thân cận trẻ tuổi" của Xun-la, v.v.. Trong tư cách tướng quân, ông ta là một Ô-đi-lông Ba-rô của La Mã. Khi ông ta vừa có dịp thi thố tài năng trong cuộc đấu tranh chống Xê-da thì lập tức bộc lộ sự hèn mọn hoàn toàn của ông ta. Xê-da đã phạm những