(tôi không biết tên vị giáo sư nổi tiếng ấy viết như thế nào), đó là
bệnh đau dây thần kinh chân hoặc một thứ bệnh đại loại như thế. Song, điều thật có hại cho chính sức khoẻ của mình là La-da-rơ của chúng ta sống trong cảnh xa hoa giống như nhân vật đối lập giàu có của ông ta1
, tôi coi đây là trở ngại chủ yếu cho việc chữa bệnh của ông ta. Nói chung, ông ta lên mặt quan trọng quá đáng và coi là tội lỗi nếu ghé vào quán bia chẳng hạn. Điều buồn cười là ít ra có bốn lần ông ta đã hỏi tôi rằng tôi muốn ám chỉ ai, trong cuốn “Ngài Phô-gtơ”, dưới cái tên I-a-cốp Vi-den-ri-xlơ2
. Song, với thói hư danh của ông ta, đã trở thành điều thật sự "khách quan", thì đó chỉ là một lusus naturae3
mà thôi. Ông ta sẽ gửi đến cho tất cả chúng ta tác phẩm pháp lý mới có tính chất nền tảng của mình (Đơ-hác-ma)195.
ở Béc-lin, tôi cũng đến thăm cả ông Phri-đrích Khuếp-pen. Tôi thấy ông ta chẳng thay đổi chút nào. Có điều là ông ta béo ra và trở nên hơi "u ám". Hai cuộc chạm cốc mà chúng tôi đã tổ chức riêng với nhau, thật là một điều sung sướng thật sự đối với tôi. Ông ta đã tặng tôi hai tập "Đức Phật" của mình - đây là một tác phẩm đáng kể. Tôi cũng được ông ta cho biết, bằng cách nào mà tên vô lại Xa-ben và đồng bọn đã chiếm đoạt được tờ "National- Zeitung".
Thoạt đầu báo này được lập ra vào năm 1848 bằng cách phát hành các cổ phiếu đã được thanh toán đầy đủ ngay lập tức (nhưng không có hợp đồng chính thức, qua con đường thoả thuận tự do). Muy-gơ, Khuếp-pen và những nhân vật khác đã bỏ công sức không ít cho mục tiêu này. Ru-ten-béc đã tham gia với tư cách là tổng biên _____________________________________________________________
1 Kinh thánh: Sách Phúc âm của Lu-ca, chương 16, câu kinh 19 - 31. 2 Trong tác phẩm trào phúng đó, Lát-xan được ẩn dưới cái tên ấy. 3 - trò chơi của thiên nhiên.
tập, cùng với ông ta và dưới sự lãnh đạo của ông ta là Xa-ben, sau hết là người Do Thái Vôn-phơ1
làm chánh văn phòng. Chẳng bao lâu sau, tờ báo này bắt đầu thành đạt nhờ lập trường ôn hoà phi-li-xtanh của mình và nhờ thái độ bợ đỡ đối với phái tả trong nghị viện196. Ru-ten-béc đã bị chèn ép bởi những ông bạn hội viên của mình dưới một cái cớ nửa thực nửa bịa, vu cho ông ta là đã làm cho báo này mang khuynh hướng quá bảo thủ và ông ta đã nhận "tiền lót tay" của Han-dơ-man. Xa-ben đã đưa vào ban biên tập một người làm việc tốt viết thay cho ông ta, trong khi ấy bản thân Xa-ben, qua những cuộc đàm đạo với giới phi-li-xtanh tại các quán bia, đã chăm lo cho tiếng tăm ngày càng phát triển của tờ báo. Coup d'état2
(của Man-toi-phen)197 và các biện pháp bạo lực chống lại báo chí, tiếp diễn dưới một hình thức hết sức thô bạo đến cuối năm 1850, đã tạo ra cái cớ đáng mong đợi để không triệu tập một hội nghị cổ đông nào.
Trong khi đó, tờ báo này có được những điều kiện tồn tại thích hợp chỉ nhờ sự đàn áp hoàn toàn báo chí cách mạng và áp dụng chế độ Hin-ken-đây - Sti-bơ, và tờ báo ấy đã được đề cao trong con mắt của các phần tử phi-li-xtanh. Tờ báo này trở nên sinh lời và vào khoảng năm 1852, một bộ phận cổ đông đã kiên quyết đòi phải trình bản báo cáo, phải triệu tập một hội nghị toàn thể v.v.. Nhân vật Do Thái Vôn-phơ và phó tiến sĩ thần học Xa-ben đã tẩy não được những phần tử cứng đầu nhất. Họ được thông báo riêng rằng để không làm hại tờ báo thì cần phải - vì tất cả những gì thiêng liêng - hoàn toàn không nói đến tình hình tài chính của báo, vì nó đang ở bên bờ vực phá sản. (Trên thực tế thì các cổ phiếu của báo này, lúc _____________________________________________________________
1 - Béc-nơ-hác-tơ Vôn-phơ. 2 - Cuộc chính biến.