Mác gửi Ăng-ghen, 26 tháng chạp 1860 mác gửi Ăng-ghen, 26 tháng chạp 1860 245 Như Pết-sơ nói với tôi hôm qua, ở Luân Đôn cho đến nay đã

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 44 - 46)

Như Pết-sơ nói với tôi hôm qua, ở Luân Đôn cho đến nay đã

bán được 80 cuốn. Nhưng ông ta phàn nàn rằng ở Man-se-xtơ thì “tuyệt nhiên vẫn không thấy gì”.

Theo chỗ tôi biết, trên các báo Đức cho đến nay đã không thấy xuất hiện điều gì, trừ tờ “Reform” có đăng một số bài ngắn (có ý tốt158) và hứa sang tuần tới sẽ đăng một bài dài. Thật nực cười cho tờ "Allgemeine Zeitung" ở Au-xbuốc. Nó nhận được hai bài phê

bình dài: một bài là của Bít-xcam, một nhân vật không ra gì, bài kia là của ngài L.Buy-xơ, để đưa vào phụ trương. Nhưng cho đến nay vẫn không thấy có chữ nào. Song, chúng ta sẽ chờ xem.

Vậy là:

1. L.Xi-môn1*. Cuốn sách này hầu như đã hoàn toàn xong, khi một lần vào buổi tối, tôi đến gặp Hiếc-sơ-phen-đơ để chữa bản in, thoạt đầu tôi ghé chốc lát đến khu Xi-ti, vào văn phòng của người bạn, Rai-nơ-len-đơ. Anh ta, với vẻ rất vui, đã kể cho tôi nghe rằng có anh chàng trẻ tuổi Huếc-xtơ (con trai của một luật sư) từ Pa-ri đến Luân Đôn và đã vào làm tại một doanh nghiệp ở đây. Rai-nơ-len- đơ biết bố con nhà Huếc-xtơ rất rõ từ thời còn ở Pa-ri. Anh Huếc- xtơ trẻ, mà sau này tôi đã có dịp trông thấy ở nhà Rai-nơ-len-đơ, là một anh chàng hiền lành, chẳng những không mang quan điểm chính trị gì, mà thậm chí còn không có những quan niệm chính trị nữa. Anh ta là nhân viên của chủ ngân hàng Cô-ních-xvác-tê2* hoặc của một nhân vật nào đó đại loại như thế (trong lúc này tôi không nhớ hoàn toàn chính xác cái họ tên nổi tiếng mang tư tưởng Bô-na-pác-tơ ấy), tại đó, Lút-vích Xi-môn là người phụ trách văn phòng. Rai-nơ-len-đơ đã gặng hỏi Huếc-xtơ về Cu-pi-gun-đa nhu

mì. Huếc-xtơ nói: Ôi

_____________________________________________________________

1* Xem tập này, tr. 166-167 và tr. 172-174.

2* Đây muốn nói đến Mắc-xi-mi-li-an Cô-ních-xvác-tê.

chao, ở văn phòng chúng tôi không ưa con người ấy. Tuy anh ta là cấp trên trong văn phòng, nhưng nhút nhát đến nỗi không dám có hành động nào nếu không có chủ bên cạnh, ít am hiểu công việc, hay bẳn tính; ngoài ra, phần lớn thời gian anh ta làm chính trị. Ê. A-bu nổi tiếng gần như tối nào cũng có mặt ở chỗ anh ta, cùng làm việc với anh ta; chính tôi đã thấy họ cùng đọc soát bản in thử một trong số những tác phẩm viết chung của họ. Qua cuộc thẩm vấn chéo do Rai-nơ-len-đơ thực hiện, người ta thấy rằng tác phẩm viết chung đó là cuốn “Nước Phổ năm 1860”1*. Trong cái văn phòng mang tư tưởng Bô-na-pác-tơ ấy của Cô-ních-xvác- tê, Lút-vích Xi-môn tuồng như thường khoe quan hệ của mình với Ê.A-bu, và anh chàng Huếc-xtơ - hoàn toàn không có bất kỳ sự nghi ngờ gì, còn trong chính trị chỉ là đứa bé sơ sinh mà thôi - đã cho rằng anh ta kể với Rai-nơ-len-đơ một điều rất êm tai đối với L.Xi-môn. Điều buồn cười nhất là về sau, trong bữa ăn trưa ở nhà Xim-mơ-man (Huếc-xtơ con không được mời dự) Rai-nơ-len- đơ đã hỏi - với dáng vẻ ngây thơ nhất - ông Huếc-xtơ bố xem ông ta nghĩ gì về những lời tôi vạch trần L. Xi-môn? Huếc-xtơ bố tuyên bố rằng trong nhiều năm, ông ta tuyệt đối không làm chính trị nữa, vì đã hai lần nó làm cho ông ta phá sản, nhưng những sự vạch trần của tôi ông ta cảm thấy là không tưởng tượng nổi. Song, Rai-nơ-len-đơ kiên trì cho rằng tôi có một nguồn rất “chính xác”.

2. Blin-đơ đã trả thù một cách khủng khiếp nhất. Ông ta đã tuyên bố rằng ông ta sắp chấm dứt quan hệ công việc với Pết-sơ và đồng bọn. “Sự trả thù của người mù”2* là thế đó. Lão già Gi-giơ-ca!

_____________________________________________________________

1* Ê.A-bu. Nước Phổ năm 1860 .

246 mác gửi Ăng-gh en, 26 tháng chạp 1860 mác gửi Ăng-ghen, 26 th áng chạp 1860 247 3. Nếu tôi không nhầm thì về Phrai-li-grát - hôm nay anh ta 3. Nếu tôi không nhầm thì về Phrai-li-grát - hôm nay anh ta

sẽ

thưởng thức miếng cao dán mà anh ta dán lên cái mõm không hồn của anh ta - và về nguyên nhân vật chất thực sự của việc họ gần gũi với Blin-đơ, tôi đã viết trước đây rồi1*. Tình hình đúng như vậy đấy.

Trong thời gian kỷ niệm Si-lơ (năm 1859) nhà thơ cao cả đã đề xuất - thông qua tay chân của mình là Blin-đơ - bản tụng ca2* mà anh đã biết, lúc đầu là đề xuất với ban giám đốc Cung Pha-lê. Ban giám đốc này đã phải trả cho ông ta 40 pao tiền mặt để được phép in bản tụng ca nổi tiếng và đem rao bán tụng ca ấy ở Cung Pha-lê trong ngày lễ kỷ niệm Si-lơ. Nhà thơ hám lợi đã dành cho

mình quyền được tiếp tục phổ biến bản tụng ca ấy. Ban giám đốc đã lịch sự cám ơn về nhã ý đó và đã đề nghị ngài Phrai-li-grát tự mình lo việc bán bản tụng ca của mình.

Lúc ấy, vị trượng phu cao cả xem ra đã dùng tiền của mình để đặt Hiếc-sơ-phen-đơ in 20 000 bản cái của nợ ấy. Chi phí sản xuất là 40 pao. Theo kế hoạch của nhà thơ cao cả ấy thì một nửa số tiền thu được là dành cho tổ chức Si-lơ, còn nửa kia thì dành cho propriis laribus3* của ông ta, như vậy là trừ chi phí ra (giá mỗi bản là 6 pen-ni) thì nhà thơ hy vọng thu cho bản thân mình khoản lợi nhuận ròng là 210 pao, ngoài ra ông ta sẽ còn bắc loa loan đi khắp nước Đức về sự cao thượng của mình.

Nhưng bản hạch toán đã được soạn ra không có người chủ. _____________________________________________________________

1* Xem tập này, tr. 163-164.

2* Ph. Phrai-li-grát. Lễ kỷ niệm Si-lơ. Ngày 10 tháng Mười một 1859. Chính ca của người Đức ở Luân Đôn .

3* - các vị thần trong nhà, gia thần.

Trong toàn nước Anh đã bán được - có thể là (chỉ vẻn vẹn) - mấy trăm bản thôi, và cũng nhờ gây sức ép mạnh đối với nhiều nhân vật.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 44 - 46)