Mác gửi Ăng-ghen, 13 tháng mười một 1860 mác gửi Ăng-ghen, 13 tháng mười một 1860 207 hoàn tất vào tuần sau Vì có quyết định của tòa án tối cao, tôi đã

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 25 - 26)

hoàn tất vào tuần sau. Vì có quyết định của tòa án tối cao, tôi đã

soạn lại hoàn toàn chương nói về vụ kiện mà thoạt đầu nó chỉ

chiếm vài trang. Bây giờ chương ấy chiếm gần một tờ in. Toàn bộ tờ in cuối cùng được in bằng cỡ chữ nhỏ (Phụ lục). Tôi đã không gửi cho anh những tờ in riêng lẻ, vì như vậy sẽ làm hỏng mọi ấn tượng do tác phẩm ấy gây ra, cũng như do mọi tác phẩm khác. Tôi sẽ gửi cho anh sáu cuốn: cho anh, cho Lu-pu-xơ, cho Gum-péc-tơ, Boóc-khác-tơ, Hếch-sơ, Sác-li1

.

Câu hỏi của anh về tập sách của Lôm-men2

- tập sách mà anh không nghe thấy nói đến nữa và là “tập sách đáng tiền” - tựa hồ như lời trách móc tôi. Trước hết, nếu như không thu về được một xu nào thì cũng phải thấy rằng, không có sự giúp đỡ của Lôm-men thì tôi đã không thể viết được chương vô cùng quan trọng đối với việc vạch trần cá nhân con người Phô-gtơ, - đó là chương “Cơ quan đại diện”. Nhân có Cuộc thẩm vấn chéo của tôi mà con người này đã

buộc phải viết ít ra là 40 lá thư. Ngoài những cái đó ra, anh ta đã gửi chuyển cho tôi bản tuyên bố của mình chống lại Phô-gtơ, mà lúc đầu dự định dành cho tờ "Allgemeine Zeitung"141. Tôi không thấy có lý do gì để những người hoàn toàn đứng bên ngoài đảng chúng ta mà lại phải làm việc không công cho chúng ta. Tuy nhiên, hôm qua Pết-sơ đã thông báo cho tôi biết rằng anh ta đã bán được số sách trị giá hai - ba pao, số còn lại (anh ta lại vừa đăng những dòng quảng cáo mới ở Đức về tập sách này) - những cuốn sẽ không bán hết - dù thế nào anh ấy cũng sẽ chuyển đi Mỹ và đến Ô-xtơ-rây-li-a để tiêu thụ.

Sau khi đọc tác phẩm, anh sẽ buộc phải từ bỏ ý kiến cho rằng Di-ben là người chỉ có những mối liên hệ về văn chương - có thể

thu xếp ổn thỏa tác phẩm của tôi ở Đức (có chăng là vào năm 1880). _____________________________________________________________

1 - Sác-lơ Ruê-dơ-ghen. 2G.Lôm-men. hậu trường .

Di-ben đã biên thư cho tôi.

Trong vấn đề đầu đề của cuốn sách thì tôi đã nhượng bộ anh và (hôm qua) tôi đã đặt tên cho cuốn sách là “Ngài Phô-gtơ”. Vợ tôi kiên quyết chống lại đầu đề này và đòi giữ lại đầu đề “Đa-Đa Phô- gtơ”, đưa ra một nhận xét rất khoa học rằng ngay cả trong những bi kịch Hy Lạp thường là mới thoạt nhìn không thấy có mối liên hệ nào giữa đầu đề và nội dung.

Tôi không biết anh đã thấy tờ “Stimmen der Zeit” của Cô-la- chếch hay chưa. Bài báo “Những kẻ hô vang” (trong đó ông bạn Lát- xan của chúng ta chẳng thấy hay ho gì), nhờ một sự việc được thông báo trong bài này, đã đem lại chiếc chìa khóa (tuy rằng thằng cha ngu ngốc Cô-la-chếch đã quên nêu điều này) để hiểu rõ những động cơ đã buộc Phô-gtơ phải bán mình cho Bô-na-pác-tơ. Vào đầu năm 1858, ở Giơ-ne-vơ đã lập ra công ty cổ phần “Xi măng”, đại thể là một ngân hàng tín dụng loại bình thường từng phung phí các khoản tiền gửi của các khách hàng của mình. Ngoài viên giám đốc không nêu tên ra, thì Phô-gtơ là giám đốc thứ hai. Đến cuối năm 1858, các ngài giám đốc đã để thất thoát toàn bộ số vốn, họ bị phá sản. Vị giám đốc điều hành đã bị bắt.

Có nguy cơ bị đưa ra tòa hình sự. Phô-gtơ từ Hội đồng dân tộc ở Béc-nơ đã lao đến Giơ-ne-vơ. Pha-di đã ỉm vụ này đi. Các cổ đông đã không nhận được một xu nào142.

Cũng qua bài báo “Những kẻ hô vang” ấy [“Juchheisten”] (tại sao Cô-la-chếch - tuy nhiên nhân vật này đã bán mình cho nước áo - lại không gọi họ là “Juchheisten”?), tôi thấy rằng tác giả bài “Tiến lên,

hãy tiến vào nước I-ta-li-a!” (tôi không thể bắt mình phải đọc chính

ấn phẩm “Demokratische Studien” của bè lũ Phô-gtơ, do Boóc-cơ- hây-mơ cung cấp cho tôi), nghĩa là gã chủ ngân hàng ở Pa-ri “L.Băm-béc-gơ”, vào năm 1848 làm chủ biên của tờ “Mainzer Zeitung”, một kẻ bạch tạng ghê tởm, - đã tự cho phép mình nói về

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 25 - 26)