Mác gửi Ăng-ghen, 5 tháng chạp 1860 mác gửi Ăng-ghen, 6 tháng chạp 1860 225 rất vật vã, do thần kinh quá căng thẳng và do mất ngủ, đôi kh

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 34 - 37)

rất vật vã, do thần kinh quá căng thẳng và do mất ngủ, đôi khi

thậm chí còn nói mê.

Trước thứ bảy anh có viết xong một bài nữa không, có thể, đề

là Béc-lin, nói về vụ kiện của tôi? Mỗi khi thấy không tiện viết bài

xã luận, tôi đều đề các bài là Béc-lin, Pa-ri v.v.. Những loại bài như vậy dễ lọt qua hơn.

Chẳng nhẽ không thể nói gì về cuộc chiến tranh Trung Quốc hoặc về vũ khí của quân đội Bô-na-pác-tơ v.v. hay sao149?

Vào lúc này, tôi tuyệt nhiên không có “những ý tưởng” nào cả và về điều gì cả, nhưng lại có cơn đau đầu “ghê gớm”.

Bọn trẻ tội nghiệp vẫn còn phải sống ở nơi lưu đầy1

. Để an ủi, tôi gửi cho chúng vài chai rượu vang. Hôm kia, cô bé2 đã nhìn thấy tôi đi qua nhà gia đình Líp-nếch, thế là kêu tướng qua cửa sổ: xin chào ông già!

Tiện thể xin nói thêm. Khi Phrai-li-grát vừa được biết về căn bệnh của vợ tôi (dĩ nhiên, anh ta không biết đó là bệnh gì) thì đương nhiên là anh ta đã viết cho tôi một lá thư “đầy cảm động”. Nhưng khi tôi gửi cho anh ta ấn phẩm “Ngài Phô-gtơ”, - dĩ nhiên (anh thấy đấy, tôi có bao nhiêu là ý tưởng khi từ “dĩ nhiên” đã gặp ba lần trong ba dòng) với dòng chữ đề thân hữu, - còn anh ta thì viết cho tôi nói về một vấn đề khác gì đó, thì anh ta thậm chí đã quên không hé nửa lời về tập sách ấy, chí ít cũng chứng nhận đã nhận được nó rồi. Để lấp liếm chuyện đó, ở cuối lá thư anh ta ghi thêm: “tôi rất vội”. Tôi nghĩ rằng một số phần trong cuốn sách này đã làm cho anh ta tức điên lên. Thứ nhất, vì “sự thiếu khiêm tốn” của anh ta đối với Phô-gtơ, nhưng chủ yếu là do Pha-di. Ông này _____________________________________________________________

1 Xem tập này, tr. 148-151. 2 - Ê-lê-ô-nô-ra Mác.

226 mác gửi Ăng-ghen, 6 th áng chạp 1860 mác gửi Ăng-gh en, 6 tháng chạp 1860 227 xuân thì chuyển đến Giơ-ne-vơ. Thử hỏi, liệu anh ta có bị cản xuân thì chuyển đến Giơ-ne-vơ. Thử hỏi, liệu anh ta có bị cản

đường bởi những điều vạch trần việc làm bẩn thỉu của Pha-di? Blin-đơ thì ngay vào thứ năm đã đặt mua một bản, nhưng mãi hôm qua mới nhận được. ở Luân Đôn, tập sách này chưa được đem ra bán sớm hơn vì sợ rằng lỡ ra ngài An-béc-xơ trong sứ quán Phổ không kịp báo cho Béc-lin biết trước khi hòm đựng các cuốn sách của tôi đến đó. Dĩ nhiên, ở Luân Đôn, người ta làm ầm ỹ nhiều về cách thức đả kích “bất nhã” của tôi. Hôm qua, thằng cha Tơ-ruýp-nơ dở hơi đã đặt mua 12 cuốn.

Chào anh.

C.M. của anh

Công bố lần đầu có lược bớt trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K.Marx". Bd. II, Stuttgart, 1913 và công bố toàn văn bằng tiếng Nga trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t. XXII, 1929

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức 76 mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ [Luân Đôn], 6 tháng Chạp 1860 Phrê-đê-rích thân mến!

Rất cảm ơn anh về số tiền 2 pao. Chi nhánh bưu điện gần nhất

là chi nhánh vẫn thực hiện các hoạt động chuyển tiền ở thành phố Kêm-đen.

Về sự thiếu phần tóm lược thì anh hoàn toàn có lý. Lúc đầu thì đã có những phần đó, nhưng tôi đã gạt bỏ chúng đi, khi thấy rằng cuốn sách tự dưng cứ phình ra quá. Nếu in bằng phương pháp thông thường thì cuốn sách này1

sẽ trở thành một tập rất dày. Tuy nhiên, anh sẽ thấy rằng trong chương XI “Vụ án”, toàn bộ phần cá nhân của vấn đề được nhồi nhét vào đầu những phần tử phi-li-xtanh đến mức suốt đời họ sẽ không quên điều đó.

Về ông Ê-đu-a Xi-mông thì trong bài báo bẩn thỉu của mình, con cẩu này (đã dịch với vẻ hằn học từ “gián điệp” của Te-khốp) đã gọi anh là “một gián điệp bận bịu thường xuyên”150. Khi đó, tôi đã quyết định dạy cho tên đểu giả ấy một bài học, vì những lời xúc phạm nhằm vào anh đã làm cho tôi tức giận hơn là những lời xúc phạm nhằm vào tôi.

Tuy nhiên, tiện thể xin nói thêm rằng khi nào Lu-pu-xơ đọc xong cuốn sách ấy rồi, thì tôi sẽ vui mừng nếu tự anh ấy viết cho tôi đôi ba dòng. Niềm khuây khỏa chủ yếu của vợ tôi là những lá thư về chuyện đó. Nhìn chung, sức khỏe của bà ấy tốt lên, nhưng chậm.

Ngài phi-li-xtanh Phrai-li-grát, cái “mõm không hồn của xứ Ve-xtơ-pha-li ấy”2

, hôm qua đã viết thư cho tôi, ngoài những điều khác ra, còn nói như sau:

Pét-sơ đã gửi cho tôi quyển sách của anh (hoàn toàn không phải là cuốn sách mỏng). Rất cám ơn! Cứ xét theo những điều mà tôi đã đọc thì cuốn sách ấy, như tôi đã chờ đợi, đầy những ý tứ sắc sảo và những câu đùa rỡn cay độc. Chi tiết nhiều

_____________________________________________________________

1C.Mác. Ngài Phô-gtơ”.

2I.Phi-sác-tơ.Toàn bộ câu chuyện lịch sử vĩ đại về những hoạt động và những câu châm ngôn của các nhân vật và của các ngài Gian-gô-sia, Goóc-gen-li- an-tiu-a và Pan-tác-ru-en trong những chuyện phiêu lưu, chương ba.

228 mác gửi Ăng-ghen, 21 tháng mười một 1860 mác gửi Ăng-ghen, 23 tháng mười một 1860 229

đến mức phần cản trở việc tạo ra một ấn tượng chung. Cho phép tôi không đi vào thực chất vấn

đề. Ngay mãi đến ngày hôm nay tôi vẫn coi toàn bộ cuộc tranh cãi này là điều đáng buồn, cả khi ấy lẫn bây giờ, tôi đều đứng ngoài cuộc .

Anh có ý kiến gì về hai câu sau cùng? Chính là tên vô lại ấy đã biết từ trước về sự dối trá của Phô-gtơ và về sự đê hèn của Blin-đơ, giờ đây thấy rõ bằng chứng trực tiếp về điều đó và không muốn (tiện thể xin nói, về điều này thì tôi tuyệt nhiên không yêu cầu ông ta làm) “đi vào thực chất của vấn đề”. Và ông ta “cả khi ấy lẫn bây giờ” “đều đứng ngoài cuộc tranh cãi ấy”. Tôi có cảm tưởng là ông ta chưa đọc hết cuốn sách, nếu không thì ông ta đã thấy ông ta đang đứng ở đâu. Điều bí mật về sự gần gũi của ông ta với

Blin-đơ (với Phô-gtơ - Pha-di thì dĩ nhiên công việc kinh doanh làm cho ông ta gắn bó với họ) thì bây giờ tôi đã biết. Chính là: trong thời gian diễn ra những lễ hội kỷ niệm Si-lơ, Phrai-li-grát đã in bài thơ của mình1* thành 20000 bản, chi phí hết 40-60 pao, ông ta định kiếm chác qua vụ này. Nhưng chỉ bán được chưa đầy

bốn mươi. Vì như vậy vụ đầu cơ đã thất bại, nên giờ đây cần “gửi”

những chi phí ấy cho ủy ban Si-lơ, như Pét-sơ đã nói đúng. Để làm công việc này thì Blin-đơ tỏ ra là một công cụ ngoan ngoãn. Do vậy mà có "quan hệ lịch lãm ngược lại” của cái mõm không hồn xứ Ve-xtơ-pha-li.

Trong bản liệt kê những lỗi in sai, anh sẽ tìm thấy những chỗ in sai mà anh đã đánh dấu. Thoạt đầu, bản liệt kê này dài gấp ba lần. Nhưng vì như thế trông không hay, cho nên chúng tôi đã rút ngắn nó lại. Tất cả là do lỗi của Hiếc-sơ-phen-đơ; anh ta là kẻ đớn hèn nhu nhược, không biết cách đối phó với thợ sắp chữ của mình. Pết-sơ không đưa cho anh ta in một cái gì nữa.

Chào anh.

C.M. của anh _____________________________________________________________

1* Ph.Phrai-li-grát. Lễ kỷ niệm Si-lơ. Ngày 10 tháng Mười một 1859. Chính ca của người Đức ở Luân Đôn .

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 30 phần 2 docx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)