3. Biệnpháp thực hiện
3.3. Nhiễm chéo trong quá trình sản xuất.
Các dụng cụ sản xuất được phân biệt rõ: dụng cụ vệ sinh, dụng cụ làm việc và dụng cụ thực phẩm, các loại dụng cụ chứa đựng thành phẩm và bán thành phẩm... đều được phân biệt.
3.3.1. Dụng cụ
>Phân chia nhóm dụng cụ: được chia làm 3 nhóm.
• Dụng cụ tiếp xúc trực tiếp thực phẩm: là các dụng cụ dùng để tiếp xúc trực tiếp vào nguyên liệu, bán thành phẩm, bề mặt tiếp xúc thực phẩm của thiết bị chứa nguyên liệu hay bán thành phẩm. Bao gồm: xủi máy, muỗng múc nguyên liệu. làm bằng innox hoặc nhựa trắng. Nhóm dụng cụ này được treo trên bảng inox có nhãn “dụng cụ thực phẩm”. Dụng cụ tiếp xúc với nguyên liệu chất gây dị ứng thì được dán nhãn màu đỏ.
• Dụng cụ làm việc: là các dụng cụ không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, không tiếp xúc với các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, không tiếp xúc với nền nhà bao gồm: tạp dề, ống tay áo, kiếng bảo hộ, khăn xanh.Các dụng cụ này sẽ có màu khác với màu xanh và màu trắng, phải được treo lên bảng màu vàng có nhãn “dụng cụ làm việc”
• Dụng cụ vệ sinh: là các dụng cụ dùng để vệ sinh sàn (chổi quét nhà, cây lau nhà, cây đẩy bụi, xủi nền, hốt rác, xe chứa nước vệ sinh nền ..). Các dụng cụ này có màu xanh và được treo lên bảng có màu xanh có nhãn “dụng cụ vệ sinh”
>u cầu cần tn thủ.
• Tất cả các dụng cụ khi đưa vào sản xuất cần phải ngun vẹn khơng bị bể, nứt, vỡ, móp, méo.
• Khi các dụng cụ có tình trạng hư hỏng thì lập tức phải thay thế bằng dụng cụ khác còn nguyên vẹn.
• Trên các dụng cụ thực phẩm khi đưa vào sử dụng phải được khắc tên (lên cán của dụng cụ) để phân biệt cho việc sử dụng các loại nguyên liệu, sản phẩm, thực phẩm để tránh gây nhiễm chéo.
• Phải sử dụng các dụng cụ đúng mục đích.
• Phải sắp xếp (treo dụng cụ) theo tiêu chuẩn có sẵn theo từng khu vực