Giới thiệu về phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 45 - 51)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Cơ sở lý luận về phương pháp giáo dục

1.3.5.1. Giới thiệu về phương pháp

Phương pháp giáo dục Montessori được phát hiện và ứng dụng đầu tiên bởi bà Maria Montessori (1870 – 1952), bác sĩ – nhà giáo dục học, nữ Tiến sĩ y khoa đầu tiêu của nước Ý. Năm 1907, Montessori thành lập “Ngơi nhà của trẻ” – một mơ hình hỗ trợ giáo dục cho những trẻ em nghèo khổ của Roma. Sống cùng 60 đứa trẻ, thông qua việc quan sát và nghiên cứu về trẻ em, bà đã có những phát hiện giá trị đóng góp vào việc hình thành phương pháp giáo dục Montessori.

Theo Montessori, trẻ em có những đặc tính riêng biệt, đặc trưng riêng, là những cá thể đang phát triển một cách mạnh mẽ và cần được quan tâm đầy đủ, cả

nhu cầu về vật chất (được chăm sóc ăn, mặc, ngủ, an toàn thể chất) và nhu cầu về tinh thần. Phần con người phong phú trong đứa trẻ vẫn đang tiềm ẩn, những biểu hiện bên ngoài chỉ là một cách để đứa trẻ tự bảo vệ bản thân (khóc lóc, la hét, nghịch ngợm, e thẹm, khơng vâng lời, nói dối, ích kỉ và phá hại). Chúng ta sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng nếu coi những biểu hiện này của đứa trẻ là yếu tố chủ yếu trong tính khí của trẻ, từ đó, mỗi khi trẻ phạm lỗi, người lớn sẽ có xu hướng xóa bỏ những biểu hiện này bằng cách áp đặt, sự nghiêm khắc, đe dọa, đơi khi bằng những hình phạt thể xác. Những hành vi sai lầm đó có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng tiêu cực, sẽ theo đứa trẻ đến cuối cuộc đời. Do đó, điều những đứa trẻ cần là sự yêu thương, tự do, sự tôn trọng những quy luật, nhịp độ của chúng từ phía người lớn.

Các tác phẩm của Maria Montessori cũng như về phương pháp giáo dục của bà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Từ “Ngôi nhà của trẻ” đầu tiên ở Ý, nhiều cơ sở giáo dục mầm non áp dụng những triết lý giáo dục Montessori đã ra đời ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Áo, Ấn Độ,…

Những phát hiện quan trọng của Montessori tập trung ở ba quan điểm:

- Tâm trí tiếp nhận (trí tuệ thẩm thấu/ trí tuệ thấm hút): Trẻ 0 – 6 tuổi có tâm trí tiếp nhận – cách thức học tập khác với người lớn. Chúng tiếp nhận thông tin với số lượng vô cùng lớn, tốc độ nhanh chóng, thái độ hào hứng và sự tị mị vơ hạn. Trẻ tiếp nhận sự vật – hiện tượng bằng tất cả các cách thức, giác quan, tiếp nhận mọi đặc tính, thơng tin của sự vật – hiện tượng đó. Trong đó, tâm trí tiếp nhận của trẻ bao gồm tiếp nhận vô thức trong 3 năm đầu đời và tiếp nhận có ý thức của 3 năm sau.

- Thời kỳ nhạy cảm (khả năng mẫn cảm): “Thời kỳ nhạy cảm” là một định nghĩa được sử dụng đầu tiên khi nghiên cứu sự trưởng thành ở động vật của Montessori: “Cái gọi là thời kỳ nhạy cảm là chỉ trong quá trình từ 0 – 6 tuổi, trẻ chịu sự chi phối của sức sống, trong một giai đoạn nào đó sẽ chuyên tâm tiếp thu những những đặc trưng của sự vật ở trong một môi trường nào đó, đồng thời liên tục lặp lại trong quá trình thực tiễn. Sau khi vượt qua thời kỳ nhạy cảm này, tâm lý và trí tuệ của trẻ sẽ “phát triển lên một tầm cao mới” (31). Sự xuất hiện của các thời kỳ nhạy cảm có đặc tính khơng hồn tồn chuẩn xác với mọi cá thể, phụ thuộc vào

đặc điểm cá nhân của từng đứa trẻ, môi trường sống, và các kích thích tác động khác nhau. Nghĩa là, ngồi yếu tố đặc tính cá nhân, sự xuất hiện của các thời kỳ nhạy cảm cần có sự kích thích và tích lũy cần thiết từ mơi trường. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo lập mơi trường giáo dục trẻ với những kích thích phù hợp, liên tục để tạo ra sự xuất hiện tất yếu của các thời kỳ nhạy cảm. Một số thời kỳ nhạy cảm của trẻ:

+ Giai đoạn 0 – 6 tuổi: thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ + Giai đoạn 0 – 3 tuổi: thời kỳ nhạy cảm về động tác + Giai đoạn 3,5 – 4,5 tuổi: thời kỳ nhạy cảm về tập viết + Giai đoạn 4,5 – 5,5 tuổi: thời kỳ nhạy cảm về tập đọc

Khám phá về thời ký nhạy cảm của trẻ khơng chỉ có ý nghĩa trong việc cần thiết phải tạo lập các kích thích phù hợp với trẻ mà còn nhấn mạnh ở việc người lớn cần tôn trọng thời kỳ nhạy cảm của mỗi đứa trẻ, cần tạo cơ hội để bé tự do tìm hiểu, phát triển, trải nghiệm, khám phá và cảm nhận. Điều này là một bước tiến quan trọng để xây dựng những nền tảng trong phương pháp giáo dục Montessori.

- Q trình bình thường hóa: Montessori cho rằng, khi đứa trẻ được chủ động lựa chọn một hoạt động, chăm chú thực hiện hoạt động đó, chúng sẽ thấy vui vẻ, hào hứng hồn thành. Một đứa trẻ có xu hướng thích thú, tràn ngập sự hứng khởi và nhiệt tình với các hoạt động chúng được tự do lựa chọn và khuyến khích mà khơng cần người lớn phải đôn đốc hay ép buộc. Khi nguồn năng lượng của trí lực và tâm lý kết hợp hài hịa thì bản thân đứa trẻ sẽ hình thành cảm giác trật tự. Cảm giác trật tự này cho phép đứa trẻ bình tĩnh, chủ động, đi sâu khám phá mọi sự vật – hiện tượng một cách tự nhiên, bình thường, bản năng nhất.

Phương pháp giáo dục Montessori gồm hai nhân tố: môi trường giáo dục (giáo cụ và sự thực hành với giáo cụ) và vai trị của giáo viên. Mơi trường giáo dục là điều kiện/ kích thích giúp trẻ phát triển. Mơi trường giáo dục không những thỏa mãn nhu cầu của trẻ mà còn loại bỏ những cản trở đến sự phát triển của chúng. Do đó, các giáo cụ Montessori được thiết kế một cách chính xác để trẻ có thể tự mình khám phá những quy luật của sự vật – hiện tượng xung quanh chúng. Môi trường giáo dục Montessori gồm 3 đặc trưng:

+ Trong lớp học Montessori, trẻ học thông qua trải nghiệm các giác quan. Thông qua những thông tin thu được từ các giác quan, trẻ lĩnh hội các kiến thức của nhân loại, các khái niệm trừu tượng, từ đó, trẻ phát triển ngơn ngữ, nhận thức và tư duy.

+ Phương pháp Montessori đề cao tính độc lập, riêng biệt của trẻ, chấp nhận sự duy nhất, khác biệt của trẻ. Trong lớp học này, trẻ được tự do lựa chọn công việc/ hoạt động trẻ hứng thú, theo nhịp độ và hứng thú của bản thân mà không bị can thiệp hay ngắt qng. Trẻ tự đánh giá cơng việc của mình một cách khách quan thông qua các hoạt động với giáo cụ mà có thể khơng cần sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Lớp học Montessori có sự trộn lẫn lứa tuổi. Lớp học này là một xã hội thu nhỏ với những đặc trưng về sự khác biệt lứa tuổi, tính cách, đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Trẻ tự chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi – hướng dẫn lẫn nhau. Mỗi đứa trẻ thông qua việc học hỏi – hướng dẫn trẻ khác sẽ củng cố lại những kiến thức của mình, phát triển ngơn ngữ, tư duy, khả năng hợp tác, chia sẻ.

Giáo viên trong lớp học Montessori đóng vai trị người quan sát, người tạo dựng môi trường, người hướng dẫn trẻ.

Hoạt động Montessori cho trẻ tiếp xúc với giáo cụ gọi là “cơng việc”. Có 5 góc hoạt động trong lớp học Montessori mà ở đó trẻ có thể thực hành các “cơng việc”:

- Góc sinh hoạt (hay góc thực hành kĩ năng sinh hoạt): bao gồm những công việc gần với sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trẻ được hướng dẫn thực hiện các cơng việc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để có khả năng tự phục vụ bản thân, biết chăm sóc người khác và mơi trường xung quanh mình. Trong góc sinh hoạt bao gồm các công việc: thực hành khơ, thực hành với ít nước, thực hành với nhiều nước. Các giáo cụ đặc trưng của góc này bao gồm: bộ vít, khung gỗ dạy thắt – buộc, khung khuy móc áo, khung thắt dây chéo, khung thắt nút, thắt nơ, khung cài khuy to/ nhỏ/ bấm/ kéo khóa, khung dạy kỹ năng buộc dây giày, khung dạy kĩ năng sử dụng kim băng, bộ rót nước, bộ thực hành xúc hạt, bộ thực hành gắp, xúc,…

được củng cố, hệ thống lại những cảm giác, tri giác được hình thành và luyện tập ở góc sinh hoạt, đồng thời được luyện tập những khả năng đặc biệt giúp trẻ thực hiện những cơng việc mang tính sáng tạo cao sau này. Đầu tiên trẻ được tiếp xúc với vật thật, sau đó chuyển sang thực hiện cơng việc trên tranh (thẻ hình, thẻ tên). Giáo cụ được phân loại theo mục đích phát triển từng giác quan riêng biệt (thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác), hầu như các giáo cụ đều có tác dụng phát triển thị giác và xúc giác. Một số giáo cụ đặc trưng như: gậy đỏ dài, bộ hình trụ có núm, bộ hình trụ khơng núm, tháp hồng, các khối hình học, thang nâu, bộ thẻ màu cơ bản, bộ phân loại màu tương đồng, tấm xúc giác, ống âm thanh, ống khứu giác, hộp hương vị, phân biệt áp lực bằng tay, cân thăng bằng, bộ chuông, ….

Giáo cụ thường được sắp xếp trên 4 kệ:

+ Kệ chuyển tiếp: chuyển giao giữa góc sinh hoạt và góc cảm giác nhằm giúp trẻ phát triển khả năng phân biệt giống khác thông qua các cơng việc như “tìm cặp đơi”, “phân loại”, … trong đó trẻ nhận biết vật, tranh ảnh bằng thị giác, xúc giác, tìm hình dạng vật, xếp hình theo quy tắc, tìm vị trí của vật trên bảng ghép hình, phân biệt dày mỏng, cao thấp, to nhỏ,…

+ Kệ phát triển khả năng tri giác không gian: trẻ thực hiện công việc liên quan đến các khái niệm về độ lớn, chiều cao, chiều dài, độ dày mỏng… Các giáo cụ như: tháp hồng, thang nâu, gậy đỏ, trụ có núm, trụ khơng có núm – trụ màu.

+ Kệ thứ 3 với các giáo cụ về màu sắc, đẳng thức, các khối hình và các hình hình học.

+ Kệ thứ 4 giúp trẻ luyện tập giác quan thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thị giác.

- Góc ngơn ngữ: hoạt động phát triển ngôn ngữ được tổ chức ở khắp nơi và khắp các hoạt động của lớp học Montessori. Ví dụ, ở góc sinh hoạt, việc cầm thìa, kéo là sự rèn luyện đơi tay để phục vụ việc cầm bút sau này. Ở góc luyện tập giác quan, mỗi giáo cụ đều có thẻ tên tương ứng, giúp trẻ tăng vốn từ, hiểu được các khái niệm trừu tượng…Trong góc ngơn ngữ, trẻ sẽ được: so sánh tranh lớn nhỏ, nhận biết phương hướng, tìm bóng của hình tương ứng, sắp xếp thẻ hình theo quy tắc, đối chiếu thẻ chữ, hộp âm thanh, chữ cát, chữ gạo, tập hợp chữ cái, khung các

hình bằng kim loại, các thẻ từ, kí hiệu trong câu, cấu tạo câu, đọc câu, viết truyện, viết thơ. Giáo cụ của góc ngơn ngữ có thể kể đến: các bộ chữ nhám/ chữ gỗ viết thường, viết hoa, chữ rời, âm ghép, hộp đựng bảng chữ, khuôn luyện viết chữ, biểu tượng ngữ pháp, biểu tượng danh – động từ, khay cát,…

- Góc tốn: Trẻ được hoạt động với các giáo cụ giúp trẻ hiểu về các biểu tượng tốn, khái niệm về lượng, qua đó hiểu được những ngun lí cơ bản đầu tiên của tốn và thực hiện được những phép tính, phát triển khả năng tư duy, suy luận. Giáo cụ của góc tốn bao gồm: thẻ số, gậy số, thanh màu số học, chữ số in nhám/ bằng gỗ, con quay gỗ có số/ khơng số, hạt chấm đỏ, danh mục phân số lớn, quả cầu phân số, bảng hàng chục, bảng hàng trăm, bảng hàng nghìn, bảng học phép tính trừ, cộng, nhân, …

- Góc văn hóa gồm những giáo cụ phục vụ công việc thuộc 3 lĩnh vực: lịch sử, địa lý, khoa học. Ở góc văn hóa, trẻ được tiếp cận với những vật cụ thể, mơ hình trực quan liên quan đến lịch sử, địa lý và khoa học. Những cơng việc đó cịn giúp trẻ hào hứng, thích thú với hoạt động khoa học, khám phá thế giới xung quanh. Giáo cụ góc này gồm có: các loại bản đồ ghép và kệ đựng, quả cầu, quả cầu nhám, phân bổ đại dương, ghép hình lõi trái đất, hộp thẻ/ ghép hình các châu lục, lá cờ các nước, thẻ học các hình thái địa lý (hồ, đảo, bán đảo, vịnh, mũi), bộ ghép hình các hành tinh trong hệ mặt trời, bộ thẻ các loại hình thời tiết….

+ Lĩnh vực lịch sử: gắn với khái niệm thời gian thông qua các giáo cụ như các loại đồng hồ, lịch, những hình ảnh đặc trưng cho hình ảnh đất nước, trị chơi truyền thống, so sánh các thời đại, văn hóa các nước, các phát hiện khảo cổ học…

+ Lĩnh vực địa lý: hình dạng, đặc điểm, vị trí, tên gọi của các châu lục, các dạng địa hình đất, nước, nhận biết phương hướng, sử dụng la bàn, các nhân tố đất, nước, khơng khí, quả địa cầu, bản đồ, động vật, con người, cơng trình kiến trúc, ẩm thực của các châu lục, các nước, địa phương đang sinh sống, các dạng địa hình…

+ Lĩnh vực khoa học: gồm các giáo cụ trực quan về thế giới sinh vật, vũ trụ, khoa học vật lý, hóa học. Các giáo cụ được xếp ở 2 kệ: Kệ thứ nhất gồm kính vạn hoa, kính lúp, nam châm, các dạng rắn – lỏng – khí, ba hình thái của đá (đá trầm tích, đá biến chất, đá núi lửa), phân biệt sinh vật – khơng phải sinh vật, hóa thạch,

cây – hoa – hạt – con người – các bộ phận trên cơ thể người – xương – động vật, thưc vật, khoáng vật. Kệ thứ hai gồm: các loại động vật, mặt trăng, hệ thái dương, các ngôi sao, cân, núi lửa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)