.8 Hệ số tin cậy đối với từng câu hỏi và thẻ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 105 - 106)

Các nhóm câu hỏi đều có hệ số tin cậy cao từ 0.761 đến 0.952; các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đều tương đối vững chắc:

- Ở bảng mã hóa dữ liệu theo câu hỏi: khơng có biến nào có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.3

- Ở bảng mã hóa dữ liệu theo thẻ hình:

+ Trong nhóm các câu hỏi về khả năng nhận thức mơi trường tự nhiên của trẻ: thẻ hình CH08.CHIM và CH08.NHEN có hệ số tương quan biến tổng yếu (0.269 và 0.257), tuy nhiên, giá trị Cronbach’s Alpha tổng khi xóa biến này lại không thay đổi (0.931), tác giả vẫn giữ lại hai biến này.

+ Trong nhóm các câu hỏi về khả năng nhận thức môi trường xã hội, câu hỏi đố vui CH13.3 có hệ số tương quan yếu (0.263) và giá trị Cronbach’s Alpha tổng khi xóa biến này tăng lên (từ 0.909 lên 0.914), tác giả đề xuất xóa biến này khỏi bảng hỏi.

Như vậy, nhìn chung, các câu hỏi và thẻ hình được sử dụng trong bộ cơng cụ có giá trị và tương quan với nhau, tập trung vào vấn đề cần nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng và Cronbach’s Alpha của các nhóm câu hỏi cao cũng cho thấy bộ cơng cụ có độ tin cậy cao và có thể sử dụng tốt để đo lường.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả đo lường mức độ phát triển nhận thức của trẻ

Căn cứ vào dữ liệu từ phiếu thực nghiệm thu được từ hai nhóm trẻ: nhóm được áp dụng phương pháp giáo dục Montessori (nhóm Montessori) và nhóm triển khai phương pháp khác, tác giả tiến hành so sánh kết quả thực hiện của trẻ, nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

- Liệu có sự khác biệt về mức độ nhận thức ở hai tiểu lĩnh vực – KPKH và KPXH – của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai nhóm trẻ được áp dụng PPGD Montessori và nhóm được triển khai phương pháp khác hay không?

- Sự khác biệt (nếu có) thể hiện ở mặt nhận thức nào của trẻ?

- Đặc trưng của PPGD Montessori có phải nguyên nhân tạo nên sự khác biệt ấy không?

3.1.1. Kết quả đo lường dựa trên điểm số tổng bảng thực nghiệm

Sau khi thu thập dữ liệu thống kê, tác giả tiến hành chấm điểm nội dung thực nghiệm của từng trẻ theo bảng minh chứng đánh giá (xem chi tiết Phụ lục 8).

Điểm số tổng từng trẻ ghi được trong phiếu thực nghiệm được ghi nhận trên file Microsoft Excel và đánh giá theo 3 mức như sau:

Điểm số cho toàn bộ phiếu hỏi Mức

0 - 5 Khơng hồn thành

6 - 13 Hoàn thành

14 – 17 Hoàn thành tốt

Các mức độ hoàn thành phiếu thực nghiệm được phân chia bằng cách:

- Chạy thống kê tần số Frequency trên SPSS cho biến tổng điểm, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)