9. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Cơ sở lý luận về nhận thức
1.4.1. Khái niệm về nhận thức
Nhận thức – cùng với tình cảm và hành động – là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Nhận thức là một quá trình tâm lý, là một dạng hoạt động của con người, với đặc trưng nổi bật nhất đó là chức năng phản ánh hiện thực khách quan.
ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người” (Hiền Bùi, 2013). Như vậy, theo quan điểm này, nhận thức được hiểu là một quá trình, là một kết quả của sự phản ánh hiện thực mà con người đã thực hiện, nhận thức luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng là phản ánh thực tiễn – xã hội.
Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người trên cơ sở của thực tiễn xã hội.
Tác giả Đặng Phương Kiệt trong cuốn “Tâm lý học ứng dụng” (2001) đã đề cập: “Nhận thức là một thuật ngữ khái qt hóa mọi dạng hiểu biết. Các q trình hiểu biết bao gồm: chú ý, ghi nhớ, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, tri giác và giải quyết hình mẫu”. Một nhận thức theo đó là “một đơn vị thơng tin, một đơn vị suy nghĩ hoặc một ý tưởng”. Nhận thức gồm nội dung nhận thức và quá trình nhận thức. Nội dung nhận thức là các khái niệm, sự kiện, các mệnh đề, các quy tắc và các hồi tưởng về các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Quá trình nhận thức gồm các quá trình phân loại, lý giải các trải nghiệm con người có được từ thế giới xung quanh và các quá trình hướng vào nội tâm (như giấc mơ, tưởng tượng). Nhận thức của con người dựa vào những thông tin con người thu được từ việc mã hóa thông tin từ hệ thần kinh và các giác quan gửi đến não bộ.
Như vậy, có thể hiểu, nhận thức là một quá trình hoạt động tâm lý của con người, bắt đầu từ việc thu thập thông tin từ thế giới hiện thực thông qua hệ thần kinh và các giác quan, chuyển hóa, mã hóa, lưu giữ rồi sau đó phản ánh lại các thuộc tính bên ngồi và bản chất bên trong của sự vật hiện tượng dưới dạng những hiểu biết của cá nhân (suy nghĩ, ý tưởng, cách giải quyết, hồi tưởng, tổng kết – khái qt hóa các quy luật, tìm ra cái mới, dự đốn tương lai…)
Quá trình nhận thức của học sinh là một quá trình nhận thức đặc thù, đây khơng phải là q trình nhằm tìm ra cái mới cho nhân loại mà chủ yếu là tái tạo lại những tri thức đã có, thơng qua giáo dục. Tức là lúc này, người học nhận thức lại những điều đã có trong kho tàng tri thức của nhân loại, nhưng với họ vẫn là mới mẻ. Quá trình này diễn ra nhanh chóng theo con đường khám phá được các nhà giáo dục thiết kế trước để đảm bảo trong thời gian nhất định có thể tiếp thu được lượng tri thức rất lớn một cách thuận lợi nhất. Quá trình nhận thức của trẻ lứa tuổi 5 – 6 diễn
ra theo kiểu tư duy trực quan – sơ đồ, là kiểu tư duy nằm giữa tư duy trực quan hình tượng và tư duy logic trừu tượng. Giai đoạn nhận thức này nếu có sự tác động bởi các phương tiện đặc biệt vào nội dung dạy học thì trẻ sẽ có sự tiến bộ nhanh chóng. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong phần phân tích lý thuyết về nhận thức và các đặc điểm tâm lý lứa tuổi.