Xuất mơ hình nghiên cứu và giả thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 70 - 73)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.6. xuất mơ hình nghiên cứu và giả thiết

Việc phân tích cơ sở lý luận của các lý thuyết liên quan đến đề tài cho thấy: - Có sự thống nhất về cơ sở khoa học giữa quan điểm của Montessori về phát triển nhận thức/ trí tuệ cho trẻ với quan điểm về nhận thức của Piaget cũng như lý luận nhận thức của Lenin: nhận thức con người chia thành các giai đoạn, nhận thức là một quá trình đi từ mức độ cảm giác, tri giác đến tư duy, đi từ cái đơn giản đến phức tạp, cụ thể đến trừu tượng. Giai đoạn phát triển nhận thức ở lứa tuổi mầm non đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của con người.

- Có sự tương đồng trong các nội dung về KPKH và KPXH của chương trình giáo dục mầm non Việt Nam với một số nội dung được phương pháp giáo dục Montessori tập trung thực hiện: sự hiểu biết về bản thân – môi trường, thái độ sống tơn trọng, u cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, … Tuy nhiên, Montessori còn đặc biệt chú trọng đến sự phát triển các giác quan của trẻ, những tìm hiểu về thế giới nói chung chứ khơng chỉ giới hạn cộng đồng mà trẻ quen thuộc. Những khác biệt này là yếu tố tích cực giúp mở rộng nhận thức, khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá, đem lại niềm hứng thú cho trẻ trong học tập. Ngoài ra, cách thức tổ chức lớp học (học thông qua các giáo cụ trực quan) giúp trẻ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt hiệu quả các kiến thức mới một cách tự giác, hứng thú. Vai trò của giáo viên trong

lớp học Montessori là người hỗ trợ để trẻ được khuyến khích, thúc đẩy tự tìm tịi, học hỏi, phát triển nhận thức của bản thân chứ không phải thông qua truyền đạt của giáo viên. Danh sách bài học được sắp xếp phù hợp theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, và có lộ trình sinh hoạt cho từng trẻ giúp phát triển cá nhân một cách tối đa. Các nội dung học tập của PPGD Montessori được thiết kế từ tổng quan, hệ thống, sau đó đi vào chi tiết, giúp trẻ dễ dàng hình dung hơn về đối tượng.

=> Đủ điều kiện để thực hiện nghiên cứu đối chứng giữa kết quả đo lường mức độ nhận thức của trẻ ở hai nhóm phương pháp, từ đó kết luận về mức độ ảnh hưởng của PPGD Montessori lên sự phát triển nhận thức của trẻ.

- Để tiến hành xây dựng bộ cơng cụ có thể đo lường mức độ nhận thức của trẻ được tổ chức bằng các phương pháp giáo dục khác nhau (Montessori và các phương pháp khác), tác giả đã tiến hành:

+ Nghiên cứu nội dung và các kết quả mong đợi của Chương trình giáo dục, và các chỉ số trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” (lĩnh vực phát triển nhận thức).

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhận thức để rút ra các sản phẩm của các thao tác nhận thức.

Từ đó, tác giả khoanh vùng những yếu tố cần được đo lường (các nội dung chương trình giáo dục, tiêu chuẩn, tiêu chí, các mức độ nhận thức cần đánh giá).

CHƯƠNG 2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày quá trình tác giả xây dựng bộ công cụ và cách thức tiến hành nghiên cứu trên khách thể. Quy trình xây dựng bộ cơng cụ và tiến hành nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng bộ cơng cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)