9. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá trong giáo dục
1.2.4. Tiêu chí đánh giá
vọng về giá trị của đối tượng được đánh giá, được xác định trước quá trình đánh giá, làm căn cứ để so sánh với kết quả sau khi đánh giá, từ đó đưa ra kết luận về giá trị của đối tượng được đánh giá.
Trong giáo dục, tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên mục tiêu giáo dục. Trước khi xây dựng cấc tiêu chí đánh giá, người đánh giá cần mơ tả đầy đủ những khía cạnh biểu hiện khác nhau trên cấu trúc năng lực/ vấn đề cần đánh giá, từ đó quyết định số lượng và nội dung của các tiêu chí cần có khi đánh giá.
Các bước xác định tiêu chí đánh giá trong giáo dục:
Trong sơ đồ trên ta thấy, khi xác định các tiêu chí đánh giá, người đánh giá cần chia nhỏ các đặc tính của đối tượng cần đánh giá thành các thành tố, dựa vào các thành tố này để đưa ra các nhận định cần đánh giá hay tiêu chí đánh giá. Trong các thành tố của đối tượng cần đánh giá, cần phân loại thành tố nào quan trọng, thành tố nào ít quan trọng hơn, phù hợp với mục tiêu đánh giá để xây dựng thành tiêu chí đánh giá. Nói cách khác, tiêu chí đánh giá chính là những nhận định cần
được đánh giá, phù hợp với mục tiêu đánh giá, về các thành tố của đối tượng.
Tiêu chí đánh giá cần cụ thể để cả người dạy và người học xác định được mục tiêu, nội dung hoạt động của mình. Cả người đánh giá và đối tượng được đánh giá/ người có liên quan đều cần có thơng tin nhất quán về các tiêu chí đánh giá.
Việc xây dựng tiêu chí đánh giá là một quá trình liên tục cập nhật, cải tiến, sau mỗi lần đánh giá, dựa trên kết quả đánh giá, người đánh giá có thể điều chỉnh các tiêu chí đánh giá nhằm phù hợp hơn với mục tiêu đánh giá, đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị của các tiêu chí đánh giá.
Theo Bloxham, S&Boyd,P.(2007) (23), khi xây dựng tiêu chí đánh giá cần chú ý:
- Xây dựng tiêu chí cụ thể, rõ ràng, có liên quan với mục tiêu cần đánh giá. - Tiêu chí đánh giá cần phản ánh đầy đủ những nội dung cần đánh giá.
- Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn. Không sử dụng các từ ngữ đa nghĩa, không rõ nghĩa để mơ tả các nội dung trong tiêu chí và mục tiêu đánh giá.
- Tiêu chí cần được mơ tả dưới dạng các hành vi/ đặc điểm có thể quan sát/ đo lường được.
- Chú ý khi đưa ra các tiêu chí q cụ thể, chi tiết có thể khiến q trình đánh giá phức tạp và khuyến khích đối tượng được đánh giá thực hiện nhiệm vụ đánh giá một cách máy móc.
- Sắp xếp logic các tiêu chí đánh giá, tránh trùng lặp các nhiệm vụ đánh giá.