9. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Mẫu nghiên cứu
2.1.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa – giáo dục lớn nhất cả nước. Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ với sự tập trung dân cư đơng đúc, kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của các
hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển giáo dục. Về giáo dục, ở lứa tuổi mầm non, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 1,084 trường mầm non công lập (số liệu thống kê năm 2017 của Tổng cục thống kê) và khoảng 2668 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (số liệu thống kê năm 2019 trên website của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội). Số lượng học sinh tăng nhanh, số lượng trường lớp và giáo viên tăng nhanh, đồng thời, các xu hướng giáo dục mầm non ở cả gia đình và nhà trường tại Hà Nội cũng phát triển nhanh chóng. Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước tiếp cận và ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, các kĩ thuật hiện đại trong dạy và học. Điều này vừa là thuận lợi, cũng đồng thời là khó khăn cho thành phố Hà Nội trong việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Tốc độ phát triển nhanh chóng của các xu hướng giáo dục khiến các cấp quản lý cần sự đánh giá nhanh chóng, kịp thời, khoa học hơn để những quy định hành chính, định hướng phát triển đưa ra phù hợp với thực tế giáo dục. Bản thân các cơ sở giáo dục mầm non cũng có sự phân hóa, cải tiến về chất lượng giáo dục. Các cơ sở tập trung hơn vào đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mơi trường học tập, chương trình giáo dục, nâng cao trình độ giáo viên, trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục.
Những yếu tố trên đã góp phần thay đổi chất lượng giáo dục mầm non của Hà Nội, phù hợp với định hướng phát triển giáo dục của đất nước trong thời đại mới. Đồng thời, sự đa dạng trong giáo dục cũng dẫn đến những khác biệt trong chất lượng. Đơn cử như việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới đã thúc đẩy nhu cầu đổi mới, hồn thiện chính mình để đạt mục tiêu ngày càng cao về hiệu quả giáo dục .
Chính hồn cảnh giáo dục này làm nảy sinh những vấn đề nghiên cứu mới. Nhiều câu hỏi cần được trả lời, như: Liệu phương pháp mới có thực sự ưu việt? Đâu là điểm mạnh của phương pháp này? Chúng ta nên áp dụng phương pháp mới như thế nào để phát huy tính ưu việt của nó? Làm thế nào để có thể nhân rộng phương pháp mới?... Bản thân nhà nghiên cứu kỳ vọng có thể giải đáp một phần những câu hỏi đó, liên quan đến phương pháp giáo dục Montessori.