9. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Xác định các tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác
sự phát triển nhận thức của trẻ.
Do giới hạn của phạm vi và thời gian nghiên cứu, tác giả tập trung vào hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ ở hai tiểu lĩnh vực KPTN và KPXH. Cụ thể như sau:
2.4.1. Các yếu tố khách quan
Trong nghiên cứu này, tác giả hướng đến các yếu tố khách quan như các điều kiện sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ, các điều kiện về môi trường học tập như số lượng học sinh, số lượng giáo viên, mức độ phong phú của đồ dùng, học cụ, học liệu trong lớp học.
Yếu tố về điều kiện sức khỏe thế chất và tinh thần của trẻ, đặc điểm khác biệt về hồn cảnh sống (nếu có) được ghi nhận theo hướng Có/ Khơng nhằm loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện thực nghiệm của trẻ. Các yếu tố này được ghi nhận trong “Bảng hỏi dành cho giáo viên” ở mục GV01.
Trong nhóm các yếu tố liên quan đến điều kiện tổ chức hoạt động phát triển nhận thức của trẻ tại lớp học, tác giả đề xuất 3 yếu tố:
- GV02.01: Số lượng học sinh trong lớp. Ở câu hỏi này, tác giả sử dụng thang rubric với 4 mức độ mô tả, giáo viên sẽ chọn một trong các mức phù hợp nhất với thực tế lớp học mà trẻ đang tham gia hoạt động.
(1) Mức 1 (2) Mức 2 (3) Mức 3 (4) Mức 4 Lớp dưới 10 trẻ Lớp có từ 11 đến 24 trẻ Lớp có từ 25 – 35 trẻ Số lượng khác: ….
- GV02.02: Số lượng giáo viên trong lớp (gồm cả giáo viên chính và các giáo viên trợ giảng/ giáo viên phụ). Ở câu hỏi này, tác giả sử dụng thang rubric với 4 mức độ mô tả, giáo viên sẽ chọn một trong các mức phù hợp nhất với thực tế lớp học mà trẻ đang tham gia hoạt động.
(1) Mức 1 (2) Mức 2 (3) Mức 3 (4) Mức 4
1 người 2 người 3 người Số lượng khác: ….
- GV02.03: Mức độ đầy đủ đồ dùng học tập – giáo cụ trong lớp học của trẻ. Ở câu hỏi này, tác giả sử dụng thang rubric với 3 mức độ mô tả, cho 2 nhóm đồ dùng học tập – giáo cụ: đồ dùng học tập – giáo cụ được trang bị sẵn và đồ dùng học tập – giáo cụ do giáo viên tự tạo.
(1)Mức 1: Đồ dùng học tập – giáo cụ có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của trẻ.
(2)Mức 2: Đồ dùng học tập – giáo cụ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trẻ.
(3)Mức 3: Đồ dùng học tập – giáo cụ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của trẻ, thu hút trẻ sử dụng.
Loại đồ dùng Mức độ đầy đủ từ thấp đến cao
(GV02.03.01) Đồ dùng được trang bị sẵn (1) (2) (3)
(GV02.03.02) Đồ dùng giáo viên tự tạo (1) (2) (3)
2.4.2. Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan ở đây bao gồm các đặc điểm hoạt động của bản thân trẻ. Các đặc điểm này được quan sát và ghi nhận, đánh giá bởi giáo viên thông qua hoạt động hàng ngày của trẻ, trong quá trình hoạt động lâu dài tại lớp học chứ không chỉ trong một thời điểm thực hiện khảo sát. Ở đây, tác giả đề xuất 11 đặc điểm nổi bật trong hoạt động hàng ngày, giáo viên sẽ lựa chọn mức độ phù hợp nhất tương ứng với thực tế hoạt động của trẻ. Các chỉ báo này được đo bằng thang Likert theo 4 mức lần lượt là: Hồn tồn khơng phù hợp (hồn tồn khơng đúng một chút nào với mệnh đề mô tả về trẻ), Không phù hợp (nằm giữa mức hồn tồn đúng và hồn tồn khơng đúng với mệnh đề mơ tả về trẻ, nghiêng nhiều hơn về phía khơng đúng), Phù hợp (nằm giữa mức hồn tồn đúng và hồn tồn khơng đúng với mệnh đề mơ tả về trẻ, nghiêng nhiều hơn về phía đúng), Hồn tồn phù hợp (hoàn toàn đúng với mệnh đề mơ tả về trẻ).
STT Nội dung (1) Hồn tồn khơng phù hợp (2) Không phù hợp (3) Phù hợp (4) Hoàn toàn phù hợp GV03.01 Trẻ hứng thú khi được giới thiệu một hoạt động mới.
GV03.02 Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá tự nhiên
GV03.03 Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá xã hội
GV03.04 Trẻ tập trung chú ý khi tham gia các hoạt động khám phá tự nhiên
GV03.05 Trẻ tập trung chú ý khi tham gia các hoạt động khám phá xã hội
GV03.06 Trẻ thường xuyên phát biểu khi giáo viên đặt câu hỏi
GV03.07 Trẻ thường xuyên đặt các câu hỏi “Tại sao?”
hỏi về những thay đổi về những sự vật, hiện tượng xung quanh. GV03.09 Trẻ giải thích được hợp lý những hiện tượng xung quanh
GV03.10 Trẻ chủ động khi lựa chọn các hoạt động liên quan đến phát triển nhận thức về môi trường tự nhiên GV03.11 Trẻ chủ động khi lựa chọn các hoạt động liên quan đến phát triển nhận thức về môi trường xã hội
2.4.3. Thông tin chung về giáo viên
Trong phần thông tin chung về giáo viên, tác giả quan tâm đến số năm kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục mầm non và số năm thực hành phương pháp giáo dục Montessori (đối với giáo viên Montessori). Ở câu hỏi này, tác giả sử dụng hình thức câu hỏi trả lời ngắn, nhằm thống kê câu trả lời theo thực tế hoạt động của giáo viên.