9. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.2. Nghiên cứu về phương pháp giáo dục Montessori
Ở Việt Nam, phương pháp giáo dục Montessori được biết đến bắt đầu từ khoảng những năm 2003. Cho đến nay, có một số đề tài nghiên cứu hoặc bài báo tổng hợp đã được thực hiện liên quan đến phương pháp này. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu hoặc sách báo, tạp chí thường tập trung chủ yếu vào việc giới thiệu, phân tích phương pháp, ứng dụng cơ sở lý luận, cách sử dụng các học cụ, cách vận dụng trong tổ chức hoạt động với trẻ, vai trò của giáo viên,…
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Anh (2017) nghiên cứu về “Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo mơ hình Montessori tại một số trường mầm non Montessori” (1) là một trong số ít những đề tài khai thác về thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo Montessori. Tác giả đã xây dựng tương đối hồn chỉnh hệ thống lý luận có liên quan đến đề tài: các khái niệm công cụ, những vấn đề chung về phương pháp giáo dục Montessori, kinh nghiệm giáo dục của các trường mầm non có định hướng theo mơ hình Montessori trên thế giới, tiêu chí đánh giá hiệu quả thực trạng vấn đề vận dụng ngun tắc giáo dục theo mơ hình Montessori tại trường mầm non có định hướng theo mơ hình Montessori. Đồng thời thực hiện nghiên cứu nghiêm túc thực trạng áp dụng phương pháp Montessori ở một số trường mầm non của thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả khẳng định: “qua điều tra thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục Montessori tại một số trường mầm non có định hướng theo mơ hình Montessori tại địa bàn khảo sát vẫn chưa đảm bảo đúng các nguyên tắc giáo dục theo mơ hình Montessori. Các trường mầm non cơng bố chương trình thực hành áp dụng Montessori chưa phát huy hết được hiệu quả giáo dục toàn diện mà phương pháp Montessori đem lại; cụ thể là, phát triển khả năng thích học và có độ tập trung cao khi làm việc cho trẻ, GVMN chưa thật sự chú ý, cũng như chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, chưa biết linh hoạt tổ chức HĐ Montessori liên lớp. Điều này vơ tình đã làm ảnh hưởng đến kết quả của việc giáo dục Montessori cho trẻ”. Tuy nhiên, với giới hạn nghiên cứu của mình, đề tài chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của thực trạng này đến kết quả cuối cùng là sự phát triển của trẻ.
chí Giáo dục số đặc biệt kì II tháng 8/2017 (46) với nội dung: “Một số vấn đề lí luận về chương trình giáo dục Montessori – thực trạng vận dụng và đánh giá chương trình giáo dục Montessori ở Hàn Quốc”. Không chỉ tổng hợp chi tiết thông tin về phương pháp giáo dục Montessori, bài báo còn tổng hợp các vấn đề về thực trạng, đánh giá ưu nhược điểm của chương trình khi triển khai ở Hàn Quốc. Bài viết chỉ ra: mặc dù có những ưu điểm tích cực, nhưng giáo dục Montessori có những hạn chế như: mục đích giáo dục khơng rõ ràng, cụ thể, cơ sở tâm lí học lạc hậu, khơng quan tâm và chú ý tới giáo dục tính sáng tạo, có xu hướng chạy theo giáo dục giáo dục, coi trọng cá biệt hóa, khơng quan tâm đến giáo dục tính xã hội, chi phí cao cho giáo cụ và đào tạo nhân lực, tư tưởng giáo dục của Montessori bị thương mại hóa. Tuy đã chỉ ra được thực trạng cũng như các hạn chế của phương pháp, nhưng bài viết cũng chưa đi đến việc đánh giá những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực này đến sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa tiếp cận được với nghiên cứu nào liên quan đến ảnh hưởng của phương pháp giáo dục Montessori đến sự phát triển của trẻ mầm non ở Việt Nam hiện nay.
Các nghiên cứu nước ngồi có đề cập nhiều hơn đến đề tài nghiên cứu về phương pháp giáo dục Montessori, tuy nhiên các đề tài tập trung vào việc đánh giá sự ảnh hưởng đến một số kĩ năng riêng biệt hoặc đánh giá sự ảnh hưởng của một nhân tố nào đó trong phương pháp đến sự phát triển của trẻ.
Trong cuốn “ Educational research and practice” (53), ở chương 4 Aslin và Zülfiye đã trình bày nghiên cứu của mình về hiệu quả của ứng dụng cảm giác trong phương pháp giáo dục Montessori đến các lĩnh vực phát triển của trẻ. Các nghiên cứu được phân loại theo ba nhóm: a) các nghiên cứu phân tích tính hiệu quả của giáo dục Montessori về kỹ năng ngôn ngữ, đọc và viết, b) nghiên cứu phân tích hiệu quả của giáo dục Montessori về kỹ năng tốn học và c) nghiên cứu phân tích tính hiệu quả của giáo dục Montessori về kỹ năng xã hội, cảm xúc và nhận thức. Kết quả cho thấy, ở các nhóm kĩ năng khác nhau, trẻ được thực hành các ứng dụng về cảm giác theo phương pháp giáo dục Montessori có kết quả học tập cuối cùng cao hơn trẻ thực hành các phương pháp khác. Điển hình như việc trẻ được kết hợp sử dụng
giấy nhám để tơ, tạo hình, sờ nhận biết,… học các biểu tượng chữ và số tốt hơn so với trẻ không sử dụng học cụ cảm giác. Nghiên cứu chi tiết và khoa học của các nhóm tác giả đã chứng minh tính hiệu quả của hoạt động học tập kết hợp giữa ngôn ngữ và cảm giác. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các học cụ và hoạt động liên quan đến cảm giác vào hoạt động học tập của trẻ.
Trên tạp chí AAAS (American Association for the advancement of science) năm 2006 có bài đăng về đề tài nghiên cứu của hai tác giả Angeline Lillard và Nicole Else-Quest (64) với nội dung “Đánh giá phương pháp giáo dục Montessori”. Đề tài tập trung phân tích so sánh điểm số ở các lĩnh vực xã hội và học thuật của hai nhóm học sinh tiểu học, một nhóm học theo phương pháp Montessori, một nhóm thì khơng. Bài báo đã tóm lược một số đặc điểm của phương pháp giáo dục, trình bày nội dung nghiên cứu và phân tích các kết quả đạt được. Nghiên cứu được tiến hành rất chặt chẽ và kéo dài từ 1997 đến 2003. Họ sắp xếp ngẫu nhiên học sinh vào các trường Montessori và các trường thuộc nhóm đối chứng. Họ loại trừ các yếu tố ảnh hưởng từ cha mẹ và gia đình như mức thu nhập, họ cũng xét các yếu tố giới. Các đối tượng nghiên cứu gồm 53 mẫu đối chứng và 59 mẫu nghiên cứu (áp dụng phương pháp giáo dục Montessori) được chia thành 2 nhóm: nhóm trẻ 5 tuổi và nhóm trẻ 12 tuổi. Nhóm mẫu nghiên cứu được rút ra từ 6 lớp tiền tiểu học và 4 lớp bậc tiểu học. Mẫu đối chứng được lấy từ các trường công lập trong thành phố, các trường công lập/ tư thục/ bán cơng ở ngoại thành, nhiều trường cơng trong đó đang áp dụng các chương trình giáo dục đặc biệt như đào tạo học sinh giỏi, hịa nhập ngơn ngữ, nghệ thuật, khám phá. Cả hai nhóm học sinh đều được thực hiện các bài kiểm tra nhận thức/ học thuật và kĩ năng xã hội/ hành vi thường gặp trong cuộc sống chứ không phải các kĩ năng đặc thù của phương pháp Montessori. Đối với nhóm trẻ 5 tuổi, kết quả thu được như sau: về đo lường nhận thức/ học thuật, nhóm nghiên cứu sử dụng thử nghiệm Woodcock- Johnson (WJ III), đo lường các kỹ năng học tập liên quan đến sự sẵn sàng đến trường: nhận dạng từ, khả năng hiểu từ, và các vấn đề ứng dụng (như kĩ năng toán học – xem biểu đồ, định hướng). Khơng có sự khác biệt về khả năng từ vựng, lý luận khơng gian cũng như khả năng hình thành
các khái niệm. Trẻ cũng được thử nghiệm khả năng tự kiểm sốt, khả năng trì hỗn sự thỏa mãn,... Trong đó, nhóm trẻ Montessori thực hiện tốt hơn đáng kể ở bài kiểm tra khả năng kiểm sốt, các thử nghiệm khác khơng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa. Về đo lường các kĩ năng xã hội/ hành vi: Trẻ được yêu cầu giải quyết các tình huống như khi có một bạn chiếm giữ xích đu ở sân chơi. 43% trong tổng số 18% các câu trả lời được đưa ra của nhóm trẻ Montessori sử dụng các hình thức thuyết phục để tìm kiếm sự cơng bằng, mong muốn đứa trẻ kia nhường lại chiếc xích đu. Quan sát tại sân chơi cũng cho thấy nhóm trẻ Montessori tham gia nhiều trị chơi mang tính chia sẻ, ngang hàng và ít tham gia vào các trị chơi có thể có tính chất bạo lực. Vào cuối năm học, nhóm trẻ Montessori thể hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn về khả năng đọc và làm tốn, tương tác tích cực hơn trên sân chơi, và cho thấy khả năng nhận thức xã hội và kiểm soát tốt hơn. Trẻ cũng cho thấy quan tâm nhiều đến sự công bằng hơn. Báo cáo kết luận: Khi được thực hiện nghiêm túc, giáo dục Montessori thúc đẩy các kĩ năng xã hội và học thuật ngang bằng hoặc vượt trội so với các nhóm trường khác. Báo cáo cũng đề cập đến một số điểm lưu ý: Nghiên cứu được thực hiện ở một trường Montessori truyền thống nghiêm ngặt (liên kết với AMI), nên cũng rất hữu ích nếu có thể đánh giá liệu một số yếu tố khác của Montessori có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu không (như học cụ hoặc cơ hội tương tác). Như vậy, trong đề tài nghiên cứu này, các tác giả đã thực hiện rất nghiêm ngặt các trình tự nghiên cứu và đưa ra được kết luận khoa học. Các tác giả tập trung phân tích ở các nội dung nhận thức và cảm xúc – xã hội, trong đó chú trọng vào các khả năng làm toán, đọc, viết, cách thức giải quyết vấn đề, ít phân tích về các nội dung nhận thức: hiểu biết về tự nhiên, xã hội, lịch sử, khoa học. Tác giả có nghiên cứu nhóm đối chứng là các trường cơng lập và tư thục khác, sử dụng các chương trình giáo dục đặc thù của mình. Vì vậy, nghiên cứu này mới chỉ có ý nghĩa cục bộ tại địa bàn nghiên cứu chứ chưa mang tính bao quát về ảnh hưởng của phương pháp giáo dục Montessori đến tất cả các đối tượng.