Phân loại nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 59 - 60)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Cơ sở lý luận về nhận thức

1.4.4. Phân loại nhận thức

 Phân loại theo trình độ của nhận thức: a) Nhận thức kinh nghiệm

Nhận thức kinh nghiệm là những nhận thức thu được từ quá trình quan sát, tương tác trực tiếp với khách thể nhận thức, có thể qua học tập, lao động, hoặc thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm thể hiện qua các mô tả, phân loại các sự kiện, thơng tin thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm, nhận thức bước đầu mang tính trừu tượng và khái quát.

b) Nhận thức lý luận

Nhận thức lý luận là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng, khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Nhận thức lý luận được hình thành từ các kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm, có tính trừu tượng và khái qt hóa cao vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất có tính quy

luật của sự vật, hiện tượng.

Theo cách phân loại này, nhận thức của trẻ mầm non thuộc dạng nhận thức kinh nghiệm ở giai đoạn ban đầu.

 Phân loại theo tính tự giác trong việc nhận thức bản chất của sự vật hiện tượng:

a) Nhận thức thông thường

Nhận thức thơng thường được hình thành từ hoạt động sống hàng ngày, một cách tự phát và trực tiếp, phản ánh những sự vật, hiện tượng, mối liên hệ tự nhiên – xã hội gần gũi với thực tiễn cuộc sống.

b) Nhận thức khoa học

Nhận thức khoa học được hình thành một cách tự giác và mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa ngày càng cao. Nó phản ánh những thuộc tính, tính chất, mối liên hệ mang tính bản chất, quy luật của thế giới khách quan.

Nhận thức của trẻ mầm non chủ yếu là nhận thức thơng thường, có được thông qua hoạt động hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ mầm non, việc được tổ chức hoạt động tìm hiểu khám phá thế giới theo các nguyên tắc, cách thức khoa học có thể giúp trẻ hình thành những nhận thức mang tính khoa học đầu tiên, giúp trẻ hình thành tiền đề cho thói quen, cách thức tư duy khoa học, tư duy theo cách hiểu bản chất, mối liên hệ, quy luật của thế giới khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)