9. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Kết quả đo lường mức độ phát triển nhận thức của trẻ
3.1.1. Kết quả đo lường dựa trên điểm số tổng bảng thực nghiệm
Sau khi thu thập dữ liệu thống kê, tác giả tiến hành chấm điểm nội dung thực nghiệm của từng trẻ theo bảng minh chứng đánh giá (xem chi tiết Phụ lục 8).
Điểm số tổng từng trẻ ghi được trong phiếu thực nghiệm được ghi nhận trên file Microsoft Excel và đánh giá theo 3 mức như sau:
Điểm số cho toàn bộ phiếu hỏi Mức
0 - 5 Khơng hồn thành
6 - 13 Hoàn thành
14 – 17 Hoàn thành tốt
Các mức độ hoàn thành phiếu thực nghiệm được phân chia bằng cách:
- Chạy thống kê tần số Frequency trên SPSS cho biến tổng điểm, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Kết quả thống kê tần số tổng điểm phiếu thực nghiệm
Số lượng biến (N) Giá trị trung bình cộng (Mean) Trung vị (Median) Độ lệch chuẩn (Std.Deviation) 101 13.4 14 2.1
Số điểm Tần số xuất hiện của điểm Tỷ lệ % của điểm 6 2 2.0 9 1 1.0 10 6 5.9 11 8 7.9 12 15 14.9 13 17 16.8 14 19 18.8 15 20 19.8 16 8 7.9 17 5 5.0
Do khơng có điểm nào dưới 6 được ghi nhận, phổ điểm thu được chạy từ 6 đến 17, trung bình cộng là 13.4; trung vị rơi vào vị trí 14 điểm.
Có thể chia phổ điểm thu được thành 3 mức: + Mức 1: từ 0 đến 5 điểm
+ Mức 2: Từ 6 đến 13 điểm + Mức 3: Từ 14 đến 17 điểm
Bảng 3.2. Bảng kết quả đánh giá toàn bộ phiếu thực nghiệm
PPGD Montessori Tỷ lệ %/40 trẻ PPGD khác Tỷ lệ %/61 trẻ Tổng Tỷ lệ% /101 trẻ Khơng hồn thành 0 0 0 Hoàn thành 40% 54.1% 48.5% Hoàn thành tốt 60% 45.9% 51.5%
Bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 thể hiện kết quả thống kê trên Excel tỷ lệ giữa số lượng trẻ trả lời phiếu thực nghiệm ở mức “Đạt yêu cầu” (theo bảng minh chứng đánh giá – Phụ lục 8)/ tổng số trẻ tham gia thực nghiệm ở nhóm mẫu đó. (Xem chi tiết kết quả thực hiện phiếu thực nghiệm tại Phụ lục 9).
Thống kê cho thấy:
- 51.5% trẻ được khảo sát đạt mức Hoàn thành tốt.
- Ở mức Hoàn thành: tỷ lệ ở nhóm PPGD khác cao hơn nhóm PPGD Montessori (tỷ lệ tương ứng là 54.1% và 40%).
- Ở mức Hoàn thành tốt: tỷ lệ ở nhóm PPGD khác thấp hơn nhóm PPGD Montessori (tỷ lệ tương ứng là 45.9% và 60%).
Biểu đồ 3.1. Mô tả kết quả thực hiện phiếu thực nghiệm
Thực hiện lệnh Independent Sample T – Test trong SPSS để so sánh giá trị trung bình của hai nhóm PPGD Montessori và PPGD khác cho kết quả như phân tích dưới đây:
Nhóm Số lượng Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
MON 40 13.63 2.372
KHAC 61 13.18 1.954
Kiểm định Lavene T – test
F Sig. t df Sig. (2-
tailed)
assumed
Equal variances not
assumed 0.986 72.144 0.327
Độ tin cậy 95%
Bảng 3.3. Giá trị trung bình điểm số hai nhóm mẫu
- Trước hết phân tích kiểm định cân bằng của hai phương sai tổng thể (kiểm định Levene):
+ Giá trị Sig. trong kiểm định F = 0.205>0.05 do đó: phương sai của hai nhóm là khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.
Có nghĩa là: chấp nhận giả thuyết H0: khơng có sự khác nhau về phương
sai của hai tổng thể.
- Kiểm tra kết quả kiểm định Independent-samples T-test: + Sig. = 0.307 > 0.05 (mức ý nghĩa)
Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 nhóm.
Như vậy, khi xét kết quả tổng điểm của cả Phiếu thực nghiệm, khơng thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm mẫu áp dụng PPGD Montessori và nhóm mẫu áp dụng PPGD khác, tuy nhiên ở mức Hoàn thành tốt, tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu ở nhóm PPGD Montessori cao hơn so với nhóm PPGD khác. Điều này trái ngược với giả thiết nghiên cứu ban đầu.