Kết quả đo lường dựa trên điểm số từng tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 109 - 115)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Kết quả đo lường mức độ phát triển nhận thức của trẻ

3.1.2. Kết quả đo lường dựa trên điểm số từng tiêu chuẩn

 Trước hết, tác giả thực hiện kiểm tra xem có sự khác biệt về ý nghĩa

thống kê giữa kết quả thực nghiệm của hai nhóm ở các tiêu chuẩn cụ thể: nhận biết môi trường tự nhiên, nhận biết môi trường xã hội và khả năng suy luận hay khơng. Với mục đích này, tác giả sử dụng chức năng Independent Sample T – test với biến tổng điểm của trẻ ở từng tiêu chuẩn.

Kết quả được mô tả ở các bảng sau:

TIÊU CHUẨN: KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Kiểm định Levene T – test

Equal variances assumed 2.907 0.091 -0.065 99 0.948

Equal variances not

assumed -0.062 73.025 0.950

Độ tin cậy 95%

TIÊU CHUẨN: KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT MÔI TRƯỜNG

XÃ HỘI

Kiểm định

Levene T – test

F Sig. t df Sig.

(2tailed)

Equal variances assumed 0.362 0.549 -0.370 99 0.712

Equal variances not assumed -.374 86.642 .709

Độ tin cậy 95%

TIÊU CHUẨN: KHẢ NĂNG SUY LUẬN

Kiểm định

Levene T – test

F Sig. t df Sig.

(2tailed)

Equal variances assumed 0.949 0.332 6.403 99 0.000

Equal variances not assumed 6.487 87.171 0.000

Độ tin cậy 95%

Có thể nhận thấy:

- Ở cả 3 bảng thống kê trên, khi phân tích kiểm định cân bằng của hai phương sai tổng (kiểm định Levene), giá trị Sig. trong kiểm định Levene đều có giá trị > 0.05, do đó, phương sai của hai nhóm được so sánh là khác nhau. Ta sử dụng kết quả T – test ở dòng Equal variances assumed. Cũng có nghĩa, chấp nhận giả thiết H0: Khơng có sự khác nhau về phương sai của hai tổng thể.

- Tiếp tục kiểm tra giá trị Sig. (2tailed) của kiểm định T – Test, nhận thấy: + Với hai nhóm câu hỏi thuộc tiêu chuẩn về khả năng nhận biết môi trường

tự nhiên và khả năng nhận biết môi trường xã hội, giá trị Sig. của T – Test lần lượt là 0.948 và 0.712, có giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 0.05.

 Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình về tổng điểm của hai

nhóm trẻ ở hai tiêu chuẩn này.

+ Với tiêu chuẩn về khả năng suy luận của trẻ: giá trị Sig của T – test đạt được là 0.000 < 0.05 (mức ý nghĩa)

 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng điểm của hai nhóm trẻ ở khả

năng suy luận.

 Tiếp tục thực hiện phân tích các câu hỏi thuộc nhóm ba tiêu chuẩn này để làm rõ sự khác biệt về mức độ nhận thức của hai nhóm trẻ:

Khi thống kê điểm số đạt được của trẻ ở từng nhóm câu hỏi, tác giả nhận thấy như sau:

Bảng 3.4. Kết quả trả lời mã hóa theo câu hỏi

Tiêu chuẩn Tên biến Tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm PPGD Montessori (40 trẻ khảo sát) Tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm PPGD khác (61 trẻ khảo sát) Khả năng nhận biết môi trường tự nhiên CH07 93% 97% CH08 93% 93% CH09 83% 93% CH10 83% 72% CH11 75% 70% CH12 85% 85% Khả năng nhận biết môi trường xã hội CH13 95% 98% CH14 98% 97% CH15 88% 89% Khả năng suy luận CH16 88% 28% CH17 75% 44%

CH07 CH09 CH10 CH11 CH16 CH17 93% 83% 83% 75% 88% 75% 97% 93% 72% 70% 28% 44% MON KHAC

Biểu đồ 3.2. Mô tả mức chênh lệch tỷ lệ trả lời đúng ở các câu hỏi từ CH07 đến CH17

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng nhận biết môi trường tự nhiên (CH07 đến CH12)

- Các câu hỏi CH07, CH09: tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD khác có sự chênh lệch (cao hơn) so với tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD Montessori.

+ CH07 (nhận biết và phân loại các yếu tố liên quan đến Đất – Nước – Khơng khí)

+ CH09 (nhận biết và phân loại các lồi động vật có cùng chủng loại)

- Các câu hỏi CH10, CH11: tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD Montessori có sự chênh lệch (cao hơn) so với tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD khác.

+ CH10 (sắp xếp lại thẻ hình theo vịng đời của một cái cây) + CH11 (nhận biết thẻ hình tương ứng với các mùa)

- Các câu hỏi có tỷ lệ đạt yêu cầu ở hai nhóm tương đương nhau: + CH08 (xếp thẻ hình con vật vào chỗ ở tương ứng)

+ CH12 (xếp nguyên liệu vào các sản phẩm tương ứng)

Như vậy, về tổng quan, khơng có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả đo lường khả năng nhận biết môi trường tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, trong nhóm câu hỏi này

lại tồn tại hai xu hướng: có nhóm câu hỏi trẻ Montessori trả lời tốt hơn, có nhóm câu hỏi trẻ ở nhóm triển khai phương pháp khác trả lời tốt hơn. Tác giả sẽ tiến hành phân tích kĩ nội dung các câu hỏi và thẻ hình có sự chênh lệch này ở phần sau. Điều này trái ngược với giả thiết nghiên cứu ban đầu.

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng nhận biết mơi trường xã hội (CH13 đến CH15): Nhìn chung, các câu hỏi đều có tỷ lệ trả lời đúng ở hai nhóm tương đương nhau (có sự chênh lệch nhưng khơng q 3%)

- Câu hỏi CH13 (câu đố về địa điểm quen thuộc): tỷ lệ ở nhóm PPGD khác cao hơn nhóm PPGD Montessori, tương ứng là 98% và 95%.

- Câu hỏi CH14 (nhận biết các nghề nghiệp phổ biến qua không gian lao động): tỷ lệ ở hai nhóm tương đương nhau, nhóm PPGD khác là 98%, nhóm PPGD Montessori là 97%.

- Câu hỏi CH15 (phân biệt lễ hội truyền thống thông qua đặc trưng): tỷ lệ ở hai nhóm tương đương nhau, nhóm PPGD khác là 88%, nhóm PPGD Montessori là 89%.

Như vậy, khơng có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả đo lường mức độ nhận biết về môi trường xã hội của trẻ ở hai nhóm PPGD. Điều này trái ngược với giả thiết nghiên cứu ban đầu. Tác giả sẽ tiến hành phân tích cụ thể hơn ở phần sau cho nội dung của các câu hỏi ở nhóm này.

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng suy luận (CH16, CH17)

Nhóm câu hỏi này thể hiện sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu. Cụ thể như sau:

- Câu hỏi CH16: nhóm PPGD khác có 28% trẻ trả lời đạt yêu cầu, trong khi nhóm PPGD Montessori có 88% trẻ trả lời đạt yêu cầu.

- Câu hỏi CH17: nhóm PPGD khác có 44% trẻ trả lời đạt yêu cầu, trong khi nhóm PPGD Montessori có 75% trẻ trả lời đạt yêu cầu.

Sự chênh lệch giữa hai tỉ lệ rất rõ rệt này cho thấy, có sự khác biệt về khả năng suy luận của trẻ ở hai nhóm PPGD khác nhau, trong đó khả năng suy luận của nhóm trẻ Montessori tốt hơn nhóm trẻ triển khai phương pháp khác. Điều này khẳng định giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Tác giả sẽ phân tích kĩ hơn ở phần sau.

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng sáng tạo của trẻ (CH18, CH19) Do hai câu hỏi này thuộc dạng câu hỏi định tính, mức độ sáng tạo của trẻ được mã hóa bởi các giá trị từ 0 đến 3, tác giả sử dụng phương pháp One-Way Anova trên SPSS để kiểm định sự khác biệt trung bình về mức độ sáng tạo giữa hai nhóm mẫu.

Test of Homogeneity of Variances

Sig. CH18 0.617 CH19 0.000

Trước hết kiểm tra tính đồng nhất của phương sai (bảng Test of Homogeneity of Variances):

- Ở câu hỏi CH18, giá trị Sig. = 0.617 > 0.05

 Tức là phương sau giữa các mức độ sáng tạo giữa nhóm trẻ Montessori và

nhóm trẻ truyền thống khơng khác nhau. Tác giả xét tiếp kết quả ở bảng ANOVA.

ANOVA df Mean Square F Sig.

CH18 1 0.706 1.245 0.267

Bảng Anova cho thấy, Sig. Anova của câu CH18 có giá trị 0.267 > 0.05. Tác giả kết luận: khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sáng tạo giữa hai nhóm trẻ Montessori và phương pháp khác thể hiện qua câu hỏi CH18 (thực hiện nhiệm vụ theo cách khác các bạn).

- Ở câu hỏi CH19, giá trị Sig. = 0 < 0.05

 Vi phạm giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị kết quả đo

lường mức độ sáng tạo.

 Không xét sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sáng tạo giữa hai

nhóm trẻ thể hiện qua câu hỏi CH19.

Như vậy, ở tiêu chuẩn đo lường khả năng sáng tạo của trẻ, không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sáng tạo giữa hai nhóm trẻ. Điều này đi ngược lại giả thiết nghiên cứu ban đầu.

Tiểu kết mục 3.1

Như vậy, sau khi phân tích chung tồn phiếu thực nghiệm và so sánh kết quả các nhóm câu hỏi, có thể trả lời khái quát các câu hỏi nghiên cứu đưa ra ở trên như sau:

(1) Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi đo lường mức độ phát triển nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai tiểu lĩnh vực KPT và KPXH giữa hai nhóm: được áp dụng PPGD Montessori và được triển khai các phương pháp giáo dục khác.

(2) Khi phân tích từng nhóm tiêu chuẩn nhận thấy:

- Có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về khả năng suy luận.

- Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trẻ về khả năng nhận biết môi trường tự nhiên; môi trường xã hội và khả năng sáng tạo.

(3) Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Liệu sự khác biệt này có phải do tác động của các đặc trưng từ PPGD hay khơng, tác giả tiến hành phân tích kỹ hơn với từng câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)