Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 148 - 149)

9. Phương pháp nghiên cứu

4.3. Hạn chế của nghiên cứu

 Giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu, đề tài tồn tại một số hạn chế như:

- Địa bàn nghiên cứu triển khai ở các trường trong nội thành thành phố Hà Nội, do đó, kết quả nghiên cứu chỉ đúng với khách thể nghiên cứu được giới hạn: Trẻ em 5 tuổi trong địa bàn nội thành Hà Nội.

- Đề tài giới hạn ở việc chỉ đo lường mức độ nhận thức của trẻ trên hai tiểu lĩnh vực: khám phá tự nhiên và khám phá xã hội. Với các lĩnh vực phát triển khác của trẻ, kết luận của đề tài chỉ mang tính tham khảo.

- Mặc dù đã cố gắng giảm thiểu, nhưng do nội dung nghiên cứu hướng vào lĩnh vực khám phá xã hội nên trong các câu hỏi thực nghiệm sẽ có thể mang tính chất thời điểm và vùng miền. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể thay đổi khi có sự thay đổi về thời gian và địa bàn nghiên cứu.

 Do giới hạn thời gian và nguồn lực thực hiện cũng như chính sách hỗ trợ từ phía các địa điểm tiến hành thực nghiệm, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp một số khó khăn có ảnh hưởng đến việc thực hiện và kết quả của nghiên cứu như

sau:

- Khó khăn trong tiếp cận khách thể nghiên cứu: do đặc thù đảm bảo an toàn và nguyên tắc quản lý của trường mầm non, tác giả không tiếp cận trực tiếp được với trẻ để tiến hành thực nghiệm, cần phải triển khai thông qua giáo viên. Mặc dù có hướng dẫn, tập huấn giáo viên về mục đích và cách thức tiến hành thực nghiệm trước khi khảo sát chính thức, tuy nhiên cần xác định việc điều kiện tiến hành thực nghiệm có thể khơng đồng nhất với tất cả các khách thể tham gia nghiên cứu. Do đó, có thể dẫn đến sai số trong kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, khó khăn trong tiếp cận khách thể nghiên cứu cũng khiến tác giả không thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống mà sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Khó khăn trong thực hiện các phương pháp nghiên cứu: tác giả không thể thực hiện việc quan sát tất cả các quá trình thực nghiệm của trẻ, cũng như các giờ hoạt động của trẻ để tiến hành nghiên cứu một cách hoàn toàn khách quan. Các thơng tin về q trình thực nghiệm và các yếu tố cá nhân của trẻ (hứng thú, tính chất hoạt động của trẻ) được thực hiện thông qua đánh giá của giáo viên, do đó mang tính chủ quan cao và khó khăn trong việc xác định tính xác thực của thơng tin.

- Do yêu cầu về tính gọn nhẹ, dễ triển khai, bộ công cụ thực nghiệm chủ yếu sử dụng các thẻ hình, chưa phong phú về hình thức câu hỏi thực nghiệm, có thể khiến trẻ ít hứng thú tiến hành hơn so với việc có hình thức câu hỏi phong phú (mẫu vật, vật thật, trò chơi, hoạt động dự án, …)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)